Sử dụng thiết bị điện tử an toàn trong ngày nắng nóng cao điểm

Điện thoại, máy tính cũng cần được "giải nhiệt" trong mùa Hè

Những quy tắc an toàn khi nấu nướng để tránh bị bỏng và cháy nổ

Đột quỵ gia tăng mùa nắng nóng: Ai cần lưu ý?

Công thức salad dưa hấu cho ngày nắng nóng

Ngành y tế cấp bách ứng phó nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Theo bản tin dự báo thời tiết, hôm nay (1/6) và ngày mai là ngày nắng nóng cao điểm tại Bắc Bộ và Trung Bộ, mức nhiệt nhiều nơi trên 39 độ. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kết hợp với độ ẩm không khí thấp, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ ở khu vực dân cư, khu vực sản xuất do nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Bộ Công an đã đưa ra một số biện pháp khuyến cáo phòng cháy, trong đó có việc hạn chế sạc điện thoại, máy tính, xe điện qua đêm hoặc lúc nhà vắng người.

Những đợt nắng nóng gay gắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gây tác động xấu tới tài sản, thiết bị điện tử (như điện thoại, laptop, máy tính bảng). Tờ Metro gợi ý một số dấu hiệu phát hiện thiết bị đang quá nóng, cần can thiệp sau đây:

- Chạm vào bề mặt thiết bị thấy nóng.

- Pin điện thoại, laptop tụt nhanh hơn bình thường. Đây là vấn đề thường gặp trong thời tiết mùa Hè khắc nghiệt.

Nhiệt độ quá cao có thể gây cháy nổ hoặc hỏng các bộ phận quan trọng của máy tính xách tay

Nhiệt độ quá cao có thể gây cháy nổ hoặc hỏng các bộ phận quan trọng của máy tính xách tay

- Hiệu năng giảm: Nếu laptop của bạn bị quá nóng, bạn sẽ thấy thiết bị chạy chậm hơn bình thường, các phần mềm tự tắt đột ngột. Đây là dấu hiệu thiết bị đang quá tải và phải tự tắt để đảm bảo vệ linh kiện bên trong.

- Màn hình bị hỏng: Với một vài thiết bị di động, nhiệt độ quá cao có thể khiến màn hình nứt, vỡ.

- Laptop chạy ồn hơn bình thường, nhất là khi mở quá nhiều ứng dụng cùng lúc.

Nhiệt độ cao gây hại cho pin và linh kiện của thiết bị điện tử pin, thậm chí dễ gây cháy nổ. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu quá nhiệt, bạn nên thực hiện các biện pháp sau để ngăn chặn các sự cố đáng tiếc:

- Ngưng sử dụng, tắt thiết bị và để "nguội" tự nhiên.

Cách các tài xế xe ôm công nghệ bảo vệ điện thoại trong thời tiết nắng nóng

Cách các tài xế "xe ôm công nghệ" bảo vệ điện thoại trong thời tiết nắng nóng

- Tắt các thiết bị khi không sử dụng, tháo vỏ ốp và đặt dưới bóng râm, không bị ánh nắng chiếu trực tiếp.

- Bạn có thể giảm độ sáng màn hình điện thoại, máy tính bảng, laptop… để bảo vệ màn hình không bị quá nóng.

- Dọn dẹp phần mềm của thiết bị bằng cách xóa các ứng dụng không cần thiết, đóng các cửa sổ chạy ngầm…

- Luôn sử dụng sạc được nhà sản xuất cung cấp, sạc uy tín và tương thích với thiết bị. Hạn chế vừa sạc vừa dùng điện thoại, dễ khiến thiết bị nóng thêm. Rất nhiều tai nạn thương tích đã xảy ra khi người dùng vừa sạc, vừa dùng điện thoại; Dẫn đến chấn thương nghiêm trọng như mất chi, hỏng mắt…

- Với laptop, bạn nên dùng trên các mặt phẳng cứng như mặt bàn; Không nên đặt trên giường và đệm ghế sofa. Các chất liệu như vải, bông có thể che phủ mất bộ phận quạt tản nhiệt của thiết bị, làm thiết bị nóng lên quá mức. Bạn cũng cần vệ sinh laptop và bộ phận tản nhiệt đều đặn để thiết bị hoạt động trơn tru trong mùa nắng nóng.

Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ cũng khuyến cáo, bước vào mùa nắng nóng 2023, các đơn vị, cơ sở và hộ gia đình cần nâng cao cảnh giác, cẩn trọng trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, đặc biệt là an toàn trong sử dụng điện và thiết bị điện, góp phần kiềm chế sự gia tăng về số vụ và thiệt hại do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp