Sạc pin điện thoại sao cho an toàn?

Sạc pin điện thoại thông minh sai cách có thể gây ra sự cố cháy nổ

“Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này

Toàn thân bị ảnh hưởng thế nào khi dùng điện thoại nhiều?

Gifographic: Trẻ xem tivi, điện thoại bao nhiêu là đủ?

Trẻ em ở từng độ tuổi nên sử dụng smartphone như thế nào?

Nguyên nhân khiến điện thoại di động phát nổ

Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bàn tay trái giập nát, mất phần mềm cùng nhiều vết thương trên môi, chân. Người này bị chấn thương do điện thoại phát nổ khi vừa sạc điện thoại vừa chơi điện tử.

Các bác sỹ cảnh báo, tai nạn do nổ điện thoại có thể gây cụt chi, bỏng mặt, mất thị lực, cháy sém toàn thân và tổn thương nhiều cơ quan khác. Nguy cơ điện giật và hỏa hoạn cũng tiềm tàng nếu bạn không đảm bảo an toàn khi sạc điện thoại.

Ngày nay, các thiết bị điện thoại thông minh (smartphone) đều có kích thước mỏng, nhẹ và sử dụng pin Lithium-ion. Trong pin có các thành phần hóa học tích tụ năng lượng. Khi xảy ra sự cố, các thành phần bên trong viên pin có thể bị hỏng và tạo ra phản ứng đột ngột, dẫn đến cháy. Một số nguyên nhân đến từ:

Sạc điện thoại không an toàn

Không dùng điện thoại đang sạc pin để tránh nguy cơ cháy nổ đáng tiếc xảy ra

Không dùng điện thoại đang sạc pin để tránh nguy cơ cháy nổ đáng tiếc xảy ra

Quá trình sạc pin luôn khiến điện thoại nóng lên, do một phần điện năng hao phí sẽ được biến đổi thành nhiệt. Việc vừa sạc vừa sử dụng điện thoại (dù là chơi game, nghe gọi, học trực tuyến) khiến toàn bộ thiết bị của bạn nóng lên quá nhanh. Nếu nhiệt độ điện thoại vượt quá ngưỡng an toàn, những linh kiện chất lượng kém trong điện thoại có thể phát nổ.

Lỗi từ nhà sản xuất

Thông thường, trước khi xuất xưởng, các thiết bị và pin phải được kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện lỗi bên trong. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, điện thoại sử dụng linh kiện, pin kém chất lượng hoặc có lỗi trong quá trình sản xuất vẫn có thể xuất hiện trên thị trường và đến tay người tiêu dùng. Điện thoại giá rẻ, "hàng nhái" sẽ dễ gặp lỗi và có nguy cơ phát nổ cao hơn.

Điện thoại bị va đập, hư hỏng

Các thiết bị điện thoại chính hãng, chất lượng cao thường có công nghệ bảo vệ pin, ngăn ngừa hiện tượng tăng nhiệt. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, điện thoại hư hỏng, phát nổ là do lỗi của người dùng trong quá trình sử dụng lâu dài. Một số tác động vật lý: Để điện thoại rơi, va đập nhiều; Điện thoại bị ẩm; Phơi nắng nóng… có thể gây tổn hại cho cấu trúc bên trong của pin.

Làm sao để hạn chế tai nạn do điện thoại phát nổ?

Pin điện thoại phồng lên là một cảnh báo nguy hiểm

Pin điện thoại phồng lên là một cảnh báo nguy hiểm

Khi dùng điện thoại hàng ngày, người dùng cần cảnh giác với một số dấu hiệu nguy hiểm: Âm thanh xèo xèo hoặc lốp bốp phát ra từ điện thoại, pin bị phồng (màn hình hoặc khung máy phồng lên), điện thoại nóng quá mức. Khi đó, hãy rút sạc ngay lập tức và mang điện thoại tới đơn vị bảo hành, sửa chữa uy tín.

Để bảo vệ tính mạng cũng như kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, bạn nên tuân thủ một số hướng dẫn an toàn cơ bản như:

Sạc trong thời gian ngắn

Việc cắm sạc điện thoại trong thời gian dài, ngay cả khi pin đã đầy, sẽ làm tăng nguy cơ phát nổ do nhiệt độ tăng cao. Một số linh kiện trong thiết bị cũng có thể hư hỏng, hao mòn. Để tránh các tai nạn không đáng có, bạn nên sạc điện thoại trong thời gian ngắn, không nên sạc qua đêm hay cắm sạc liên tục. Duy trì pin điện thoại trong khoảng từ 20-80% (không nhất thiết phải đợi tới 100% mới rút sạc).

Không dùng điện thoại khi đang sạc

Tránh “làm phiền” chiếc điện thoại đang sạc pin bằng các hoạt động như chơi game, xem phim, cắm tai nghe dây vào điện thoại. Vừa sạc vừa dùng điện thoại khiến nhiệt độ thiết bị và pin tăng nhanh, dẫn tới nguy cơ phát nổ. Bạn nên bỏ thói quen dùng điện thoại khi đang sạc. Nếu phải trả lời một cuộc điện thoại gấp, hãy rút điện thoại khỏi sạc rồi mới nghe máy.

Không đậy điện thoại khi sạc

Không nên đặt điện thoại đang sạc lên chăn nệm hoặc vật dụng dễ cháy

Không nên đặt điện thoại đang sạc lên chăn nệm hoặc vật dụng dễ cháy

Bạn không nên sạc điện thoại trên giường ngủ, bởi chăn gối có thể che phủ, khiến thiết bị tản nhiệt kém, dễ nóng lên và phát nổ. Thay vào đó, hãy đặt điện thoại đang sạc dựa vào một mặt phẳng để thoát nhiệt dễ dàng. Không sạc điện thoại quá lâu trong những môi trường nóng như trong xe ô tô, dưới ánh nắng mùa Hè.

Dùng củ sạc, dây sạc chuẩn

Ưu tiên sử dụng thiết bị sạc chính hãng, đi kèm điện thoại khi mới mua bởi chúng được nhà sản xuất thiết kế nhằm cung cấp dòng điện và điện áp tối ưu để sạc an toàn. Bạn cũng không nên kết hợp cáp và củ sạc từ nhiều hãng bởi những phụ kiện khác nhau thường có mức điện năng khác nhau. Nếu bạn phải sử dụng củ sạc bên thứ ba, hãy chọn những nhãn hiệu nổi tiếng, uy tín.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp