Vì sao thầy cô giáo của chúng ta cần phải khỏe và hạnh phúc?

Chăm lo sức khỏe giáo viên là việc làm cần thiết, đảm bảo một môi trường giáo dục hiệu quả và lành mạnh

Nhân ngày nhà giáo, nhớ ơn thầy cô giáo

5 vấn đề sức khỏe phổ biến mà giáo viên dễ mắc phải

5 lưu ý giúp các thầy cô chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Infographic: Các nước tôn vinh nhà giáo vào ngày nào?

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người làm nghề dạy học thường phải đối mặt với nhiều tình huống căng thẳng nơi học đường và cả trong cuộc sống, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của họ.

Có thể nói rằng sức khỏe (cả thể chất lẫn tinh thần) của giáo viên có liên quan tới sức khỏe của học sinh. Giáo viên có thể là trở thành thần tượng hoặc hình mẫu mà học sinh muốn hướng tới. Người giáo viên khỏe mạnh và có nhận thức đúng đắn sẽ thúc đẩy các hành vi và suy nghĩ lành mạnh cho học sinh của mình.

Những chỉ dẫn đơn giản sau đây có thể giúp những thầy giáo và cô giáo duy trì mức năng lượng, giảm căng thẳng và làm tấm gương tốt cho học sinh:

Dinh dưỡng

Ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Các thầy cô nên “ăn sáng như vua” để cung cấp năng lượng cho buổi sáng và tăng sự tập trung của não bộ.

Nên duy trì thói quen mang đồ ăn vặt lành mạnh tới trường, như trái cây và các loại hạt. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn, mà còn có lợi cho giáo dục. Nếu thấy giáo viên ăn uống lành mạnh, học sinh có thể có xu hướng học hỏi theo điều đó.

Hoạt động thể chất

Ngồi ở bàn làm việc hoặc đứng trước bảng phấn cả ngày có thể gây ra vấn đề về lưng do tư thế xấu. Ngoài ra, chúng có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Vì vậy, thay vì ngồi lâu trên bục giảng, giáo viên nên đi lại nhiều hơn trong lớp học. Khi hết tiết, bạn có thể tập vài động tác yoga giúp thư giãn cột sống và giảm đau nhức cơ thể.

Ngủ đủ giấc

Mặc dù tất cả mọi người đều biết rằng giấc ngủ ngon là vô quan trọng đối với học sinh, nhưng chúng ta thường quên rằng đó cũng là một yếu tố rất lớn đối với sức khỏe của giáo viên. Chấm bài, soạn giáo án và nhiều việc khác có thể khiến các thầy cô trở thành “cú đêm”, không ngủ đủ giấc. Điều này có thể dẫn tới một loạt các hậu quả, bao gồm: Tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, giảm sức đề kháng, mất tập trung, dễ cáu gắt, ngủ gật vào ban ngày...

Dù làm gì đi nữa, bạn vẫn nên ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Nếu cảm thấy khó ngủ, hãy áp dụng vệ sinh giấc ngủ khoa học hoặc sử dụng thực phẩm chức năng giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon như melatonin, rễ cây nữ lang, anh đào chua...

Chánh niệm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rèn luyện chánh niệm, bao gồm thiền định và các bài tập hít thở sâu có thể giúp tăng cường tâm trạng và khả năng tập trung.

Tâm trạng của giáo viên cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ tới học sinh. Vì vậy, hãy thể hiện sự hạnh phúc, tận tâm và vui vẻ trước học sinh của bạn!

Nguồn gốc của Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổ chức Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), trong đó Công đoàn giáo dục Việt Nam là một thành viên, trong kỳ họp năm 1958 đã lấy ngày 20/11 làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Đến ngày 28/9/1982, theo quyết định 167-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, ngày 20/11 chính thức trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp