5 hiểu lầm trầm trọng về loãng xương

Bệnh loãng xương nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được

Dùng thực phẩm sai: Coi chừng loãng xương!

Loãng xương ở người cao tuổi: Phòng sớm vẫn hơn

10 loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe

Thực phẩm ngăn ngừa bệnh loãng xương

Dưới đây là 5 lầm tưởng phổ biến nhất về bệnh loãng xương mà bạn nên loại bỏ:

1. "Loãng xương không nguy hiểm, chỉ đơn giản là một phần tất yếu của quá trình lão hóa"

Loãng xương đúng là một quy luật tự nhiên, tuy nhiên nó không hề đơn giản và có thể dẫn đến chết người. Một số người không bị loãng xương do tuổi tác, nhiều trường hợp bị mất xương rất nhanh chỉ trong vài năm, điều này có thể dẫn tới loãng xương, mỏng xương và dễ gãy. Hệ quả của loãng xương là giảm khả năng vận động, tàn tật hoặc tử vong. 

Quá trình xây dựng xương của con người đạt đỉnh điểm vào năm 16 tuổi (nữ) và 20 tuổi (nam).

nghiên cứu cho thấy phụ nữ 50 tuổi có nguy cơ tử vong vì gãy cổ xương đùi tương tự như ung thư vú.

2. Loãng xương là "bệnh phụ nữ"

Đúng là xương của nam giới thường chắc chắn và ít bị gãy hơn so với xương phụ nữ. Tuy nhiên, cứ mỗi bốn người nữ bị loãng xương thì có một nam giới mắc bệnh này. Lượng calci trong xương giảm dần theo tuổi tác. Người càng lớn tuổi thì có nguy cơ loãng xương càng cao. Do đó, không chỉ riêng phụ nữ mà đàn ông cũng có nhiều khả năng bị loãng xương. 

Ở nam giới, loãng xương thường xảy ra muộn hơn, thường sau 65 tuổi, vì họ không bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm đột ngột nội tiết tố do mãn kinh như ở phụ nữ. Theo dự báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật  Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ gãy xương ở nam giới do loãng xương có thể tăng gấp ba lần trước năm 2050.

3. Tôi trẻ, tôi không sợ loãng xương

Nguy cơ loãng xương có liên quan đến nhiều yếu tố như: Tiền sử gia đình loãng xương sớm, chế độ ăn, lối sống, bệnh lý… Do vậy, nếu bạn là người trẻ, không quá sớm để bạn tuân thủ lối sống “xây dựng xương” để phòng ngừa bệnh. 

Trong những năm gần đây, bệnh loãng xương có xu hướng “trẻ hoá”. Có những bệnh nhân nữ mới ngoài 30 tuổi nhưng lại có mật độ xương giống như người ở tuổi 60. Đây thường là những người làm việc trong văn phòng, che chắn kỹ khi ra ngoài trời vì sợ sạm da, ít vận động và ăn uống không đủ chất.

4. Bổ sung đủ calci, vitamin D và tập thể dục thường xuyên thì không bị loãng xương

Bổ sung vitamin D và calci giúp phòng ngừa loãng xương

Bổ sung vitamin D, calci và hoạt động thể chất là những nguyên tắc quan trọng để phòng ngừa loãng xương. Tuy nhiên, nếu có các đặc điểm sau, bạn vẫn có nguy cơ bị loãng xương:

- Gia đình có người bị gãy xương do loãng xương, đặc biệt là mẹ.

- Sử dụng liệu pháp glucocorticoid trong thời gian dài (ba tháng trở lên) để điều trị các bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, viêm đại tràng và bệnh phổi tắc nghẽn.

- Bị bệnh Celiac (dị ứng gluten) hoặc bệnh Crohn làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu.

- Bị thiểu năng sinh dụng (lượng testosterone thấp ở nam và vô kinh ở nữ).

- Mãn kinh sớm (trước 45 tuổi).

- Lạm dụng caffeine, thuốc lá và đồ uống có cồn.

5. Không thể ngăn chặn hoặc đảo ngược tình trạng mất xương

Những tiến bộ điều trị trong 10 – 15 năm qua cho thấy có thể ngăn chặn, thậm chí đảo ngược tình trạng mất xương. Những loại thuốc chống loãng xương, bao gồm liệu pháp thay thế hormone ngắn hạn, có thể giúp bảo tồn khối lượng xương hiện tại. Một số loại thuốc mới hiện nay còn có thể giúp xây dựng xương mới, làm tăng mật độ xương lên vài phần trăm mỗi năm trong vòng 3 – 4 năm.

“Bệnh loãng xương được ví như một kẻ trộm âm thầm hàng ngày lấy đi một phần xương nhỏ trong cơ thể mà nạn nhân không hề hay biết. Khi khối lượng xương mất đi lớn hơn 30%, các biểu hiện lâm sàng đã bắt đầu thể hiện rõ” - TS.BS Mai Minh Tâm - Phó trưởng Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện E.
Kim Chi H+ (Theo Besthealthmag)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp