Bệnh nhân đang sử dụng thuốc và người cao tuổi không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi
Lợi ích "bất ngờ" với sức khỏe từ quả bưởi
Giảm đường huyết bằng nước ép bưởi
Chữa tiểu đường từ phần vứt đi của quả bưởi
Để buổi sáng luôn tràn đầy năng lượng
Làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn
Thông thường ăn bưởi có tác dụng hạ nhiệt, bởi bưởi có tính lạnh. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều bưởi cũng một lúc sẽ làm nhiệt hạ quá mức, gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt với bệnh nhân tiêu chảy hoặc người có hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn bưởi, mà nên ăn các thực phẩm có tính ấm như gừng.
Không phải bưởi nào cũng tốt
Đại đa số các loại bưởi như bưởi Năm roi, bưởi da xanh, bưởi long, bưởi đỏ... đều ăn được và có lợi cho sức khoẻ nếu bạn biết dùng đúng cách. Tuy nhiên, loại bưởi có tên khoa học là Citrus Paradisi có thể gây ung thư vú cho người ăn.
Bưởi chùm không có ở Việt Nam
Đây là giống bưởi chùm, nó hoàn toàn khác với giống quả bưởi đang có ở Việt Nam. Bưởi chùm còn gọi là bưởi đắng, có cành lá nhỏ, là loại cây lai giữa cam và bưởi, xuất hiện ở vùng Caribean từ thế kỷ thứ XVIII - XIX. Ruột của trái bưởi chùm khi cắt ngang rất giống trái cam, đặc ruột, các múi dính liền nhau. Bưởi chùm được trồng và tiêu thụ nhiều ở Mỹ, Brazil, Mexico, Argentina, Israel...
Ăn quá nhiều bưởi
Bưởi có thể thúc đẩy quá trình giảm cân do đó giúp làm giảm đề kháng insulin. Bưởi được cho là loại trái cây có thể kiểm soát nồng độ insulin khi tiêu thụ trong bữa ăn. Tuy vậy, nước ép bưởi có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc, vì thế không nên uống thuốc rồi ăn bưởi ngay hoặc ngược lại. Nên uống thuốc rồi sau 2 giờ mới nên ăn hoặc uống nước bưởi.
Bưởi + Thuốc tránh thai = Mất cân bằng hormone
Thuốc tránh thai có thể gây tương tác với bưởi
Ăn bưởi làm tăng đáng kể nồng độ estradiol. Estradiol là một hormone giới tính ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, được sản xuất từ nang buồng trứng. Estradiol giúp hình thành những đặc điểm nữ tính và chức năng sinh sản. Ngoài ra, estradiol còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương ở phụ nữ và liên quan đến một số vấn đề về phụ khoa như u xơ, viêm màng trong dạ con, thậm chí ung thư. Khi nồng độ estradiol cao và tương tác với thuốc tránh thai có thể làm tăng tác dụng phụ và làm mất cân bằng hormone.
Bưởi + Thuốc hạ mỡ máu = Đau cơ, bệnh thận
Bưởi làm tăng nồng độ hoạt chất trong máu khi dùng cùng với nhóm thuốc hạ mỡ máu, có thể làm tăng tác dụng phụ có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận. Kết hợp bưởi với các nhóm thuốc như atorvastatin, lovastatin và simvastatin có thể dẫn đến tổn thương gan.
Bưởi + Thuốc chống dị ứng = Đau tim
Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…, nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử. Do đó, khi sử dụng một loại thuốc nào đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ xem có thể dùng bưởi được không để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Bưởi là "con dao hai lưỡi" nếu bạn không biết ăn đúng cách
Ngoài ra, trong vòng 24 giờ đồng hồ, một số thành phần khi kết hợp với bưởi có thể gây ra tác dụng phụ như: Dung dịch cyclosporine, chất caffeine, calci đối kháng, cisapride...
Người hút thuốc lá, uống bia, rượu hoặc các loại nước uống có chứa ethanol
Thông thường phải sau 48 giờ thôi không hút thuốc lá, uống rượu mới được ăn bưởi hoặc uống nước bưởi, bởi vì trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường giáng hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ.
Những người nên ăn bưởi
- Bưởi giúp người mới ốm dậy mau hồi phục.
- Người đang dùng thuốc có chứa các loại sinh tố (A, B, C, D, E, PP), các chất khoáng (sắt, kẽm, đồng, calci, phospho, selenium...). Dịch quả bưởi sẽ giúp các chất này hấp thu vào máu mà không bị men CYP3A14 ở ruột phá huỷ.
- Những người bị bệnh mỡ máu cao nhưng lại kháng thuốc nhóm Statin.
Bình luận của bạn