Những lưu ý khi ăn ngao, hến để tránh dị ứng, ngộ độc

Ngao, hến dùng nấu canh là món dễ ăn và được ưa thích, lại có lợi cho sức khỏe.

Top thực phẩm cấm kỵ dùng chung với hải sản

Bí quyết ăn hải sản không bị ngộ độc

Infographic: Hải sản giúp kéo dài tuổi thọ

Cảnh báo hải sản có độc tố cao gây chết người

Nguồn dinh dưỡng dồi dào từ ngao, hến
Trong ngao có chứa vitamin B12, đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần khoáng chất quan trọng như: Sắt, kali, calci,... ngao còn giúp tăng cường sức khoẻ và phòng tránh bệnh tật. Ngao còn có chứa nhiều protein hơn hàu và lượng chất béo tương đương thịt gà. 100gr ngao chứa khoảng 140mg omega-3 , rất có lợi cho tim mạch.
Trong 100gr thịt hến có 12,77gr protid, 13,9mg chất sắt, 0,25mg đồng, chứa nhiều vitamin B12, nhiều omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch. Cùng với cua, tôm, cá thì ngao, hến là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất. Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do oxy hóa - một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.
Ngao, hến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng kết hợp trong chế biến món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trong gia đình có nhiều người ở những lứa tuổi và bệnh lý khác nhau, nên chú ý khi chọn món này bởi rất có thể những người trong gia đình bị dị ứng với loại thực phẩm này, hay bị một trong những bệnh như: Bệnh gout, đau dạ dày, cảm lạnh và cả những người mắc bệnh thận. 
Những nguy cơ tiềm ẩn nào khi ăn ngao, hến?
Tuy nhiên, trong ngao, hến có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, cadimi và chì (hầu hết đều là trong nước thải của các ngành công nghiệp). Ăn phải ngao, hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.
Ăn phải ngao, hến bị nhiễm độc có thể gây ra khuyết tật ở thai nhi (Ảnh: Nguồn Internet)
Những chú ý khi ăn ngao, hến:
Dễ trúng độc: Ngao không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của trai hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy ngay cả khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc. Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.
Ngao hến không tốt cho người bị bệnh gout: Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, do đó ngao cũng là loại có thành phần purine cao. Chất purine trong cơ thể sẽ được phân giải thành acid uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế, những người có bệnh gout hoặc tiền sử bị bệnh gout được khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao. 
Không ăn hoa quả ngay trước hoặc sau khi ăn ngao, hến: Hoa quả còn ảnh hưởng đến hấp thụ protein, calci trong hải sản. Lượng tannin hoa quả kết hợp với protein, calci sẽ tạo thành calci không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Cũng không ăn ngao, hến với thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc.
Không nên ăn hoa quả và những thực phẩm giàu vitamin C trước và sau khi ăn ngao, hến 
Người đau dạ dày không nên ăn ngao, hến: Ngao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, khi dùng nên ăn thêm một ít gừng tươi để điều hòa.
Tránh ăn ngao nếu bị cảm lạnh: Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất trong mùa đông xuân do khí lạnh gây ra. Ngao tính hàn nên người bị cảm lạnh kỵ ăn.
Không tốt cho những người bị bệnh thận: Ngao có tính lạnh và vị mặn nên những người mắc bệnh thận, ăn kém chậm tiêu không nên ăn ngao. 
Cách chọn ngao, hến tươi, sống:
- Mùi hến sống thường không quá nồng nặc hoặc quá tanh. Ngao biển có mùi nước biển nhiều hơn.
- Không nên mua ngao, hến vỏ đã bị sứt, giập, vỡ… vì dễ bị nhiễm các vi khuẩn.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp