Phải làm gì khi bé thừa cân, béo phì?

Trẻ bị thừa cân, béo phì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Trẻ vị thành niên béo phì có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng

Nam giới béo phì dễ mắc ung thư đại trực tràng

Bé dùng kháng sinh, lớn béo phì

Báo động tỉ lệ trẻ béo phì tại Bình Dương, TPHCM, Đà Nẵng

Vận động nhiều hơn

Một trong các lý do lớn nhất của tình trạng thừa cân là các bé đều ít vận động, tạo điều kiện cho cơ thể tích trữ mỡ thừa. Chính vì vậy để giảm bớt tình trạng này mẹ nên cho bé tập một môn thể thao nào đó. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cùng tham gia luyệt tập với trẻ. Với những trẻ lớn hơn thì nên khuyến khích trẻ phụ giúp cha mẹ việc gia đình như dọn nhà cửa, tưới cây... Hãy tạo thói quen tập thể dục cho trẻ trong bầu không khí vui vẻ giúp trẻ tham gia một cách thích thú. Nên tập vừa sức, từ ít tới nhiều, từ ngắn đến dài. Khi thấy trẻ mệt thì nên dừng lại và tập thở. Chú ý giữ an toàn cho trẻ vào tạo hứng thú khi tập cho trẻ. Nên duy trì tập luyện một cách đều đặn vào một giờ nhất định trong ngày và trong tuần.  

Không nên áp dụng nhiều phương pháp giảm cân cùng một lúc

Người lớn có thể áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp giảm cân khác nhau nhưng trẻ nhỏ là không thể cùng lúc dùng thuốc giảm cân, tập thể dục thật nhiều, giảm khẩu phần ăn xuống còn một nửa… Bởi những việc làm này có thể làm cho con bạn kiệt sức và ốm.

Hãy thực hiện theo lời khuyên của bác sỹ và bạn nên nhớ để giảm cân, sự điều độ mới là quan trọng. Hãy kiểm soát cân nặng để trẻ không tiếp tục tăng cân nhanh. Việc giúp trẻ tìm lại được cân nặng như trước cần có thời gian dài. Bạn phát hiện trẻ béo phì càng sớm thì hiệu quả giảm béo của trẻ sẽ càng cao vì bạn đã tận dụng được thời kỳ phát triển của trẻ.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Trước khi xây dựng chế độ ăn hợp lý cho con, mẹ cần hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của con và các nguồn dinh dưỡng tốt, vừa đủ trong khẩu phần ăn của trẻ. Mẹ không nên để trẻ quá đói, vì khi đói trẻ sẽ ăn nhiều gấp đôi bình thường và dễ dẫn đến tích trữ lượng mỡ thừa trong cơ thể. Để có được điều này, mẹ cần hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của con và các nguồn dinh dưỡng tốt, vừa đủ trong mỗi khẩu phần ăn của trẻ.

Cha mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu năng lượng như bánh kẹo ngọt, chè, nước ngọt, thay vào đó hãy chuẩn bị nhiều rau và trái cây trong bữa ăn của trẻ vì các loại thực phẩm này không chỉ giúp cung cấp nhiều vitamin tốt cho cơ thể mà còn cung cấp nhiều chất xơ tạo cảm giác no và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ cũng rất ảnh hưởng tới tình trạng thừa cân béo phì của trẻ. Vì vậy các mẹ chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, khi ngủ sâu cơ thể sẽ tăng tiết các hormone tăng trưởng, trẻ sẽ dài ra trong lúc ngủ. Đồng thời việc ngủ đủ giấc còn ức chế sản sinh một số chất có tác dụng kích thích sự thèm ăn, trẻ sẽ ăn ít hơn, đỡ tăng cân hơn, dễ thoát khỏi thừa cân béo phì hơn.

Chia sẻ cùng trẻ

Trẻ béo phì thường đối mặt với sự trêu chọc của bạn bè, những người xung quanh. Những lúc như thế, trẻ rất tự ti và dẫn đến cáu giận, không hoà đồng với bạn bè.  Gia đình, đặc biệt là bố mẹ và các thầy cô ở trường có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ mắc bệnh béo phì ổn định được tâm lý. Một tinh thần ổn định và không buồn phiền sẽ giúp trẻ hào hứng trong việc thực hiện các phương pháp giảm cân mà người lớn hướng dẫn.

Béo phì ở trẻ ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Vì ở người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp dẫn đến bệnh tai biến mạch máu não, tăng cholesterol dẫn đến nhồi máu cơ tim... và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, cơ xương khớp, bệnh ung thư vú, tử cung...
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ