Sưng mắt cá chân cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Sưng mắt cá chân có nguy hiểm không?

Người bị suy tim sung huyết nên làm gì khi bị phù chân?

Làm sao để giảm đau cách hồi chân do bệnh động mạch ngoại biên?

7 nguyên nhân gây run chân khó kiểm soát

Suy tim gây mệt mỏi, phù chân: Làm sao để cải thiện triệu chứng?

Dưới đây là một vài tình trạng gây sưng mắt cá chân bạn nên chú ý:

Phù bạch huyết

Trong tình trạng này, hệ bạch huyết có thể bị tổn thương, bị tắc nghẽn và điều này khiến chất lỏng tích tụ tại bàn chân, mắt cá chân. Triệu chứng phù bạch huyết bao gồm cảm giác nặng nề ở tay, chân; Thường hay bị nhiễm trùng; Da dày và cứng hơn; Mất ngủ…

Viêm khớp

Khi bị viêm khớp, các khớp sẽ bị sưng, đau, cứng, khó cử động. Điều này cũng có thể gây sưng mắt cá chân. Viêm khớp là một tình trạng thường gặp ở những người cao tuổi.

Cục máu đông

Nếu tình trạng sưng mắt cá chân chỉ xảy ra ở một bên chân, rất có thể bạn đang có cục máu đông trong cơ thể. Đây là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng vì cục máu đông có thể di chuyển tới tim, phổi, não… gây đau tim, thuyên tắc phổi, đột quỵ tương ứng.

Sưng mắt cá chân có thể xảy ra do có cục máu đông trong cơ thể

Bên cạnh sưng mắt cá chân, hãy chú ý tới các dấu hiệu khác cảnh báo cục máu đông, như khó thở, đau đầu, da nhợt nhạt…

Tiền sản giật

Sưng mắt cá chân là một tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là bởi trong thai kỳ, cơ thể bạn sẽ sản sinh thêm nhiều máu, chất lỏng, tăng áp lực lên các mạch máu.

Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng mắt cá chân xảy ra quá đột ngột, nghiêm trọng, mẹ bầu nên cảnh giác với tiền sản giật - tình trạng huyết áp và nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao, gây nhiều nguy hiểm. Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ, với các triệu chứng như đau bụng, nhức đầu, buồn nôn/nôn, đi tiểu ít, sưng mắt cá chân…

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là do vi khuẩn xâm nhập vào khớp, gây nhiễm trùng bên trong khớp và khiến khớp sưng tấy, đau đớn. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, gây đau, đỏ khớp và sốt.

Gan hoặc thận hoạt động không hiệu quả

Rối loạn chức năng thận hoặc gan đều có thể gây giữ nước trong cơ thể. Nếu bị tổn thương hai cơ quan này, bạn có thể bị dư thừa chất lỏng và natri trong máu, từ đó gây sưng mắt cá chân hoặc thậm chí cả bàn chân, gây đau đớn, khó chịu.

Suy tim sung huyết

Khi bị suy tim sung huyết, cơ tim sẽ trở nên suy yếu và khiến trái tim không thể bơm máu đúng cách. Điều này có thể khiến chất lỏng chảy tích tụ tại bàn chân, mắt cá chân, gây sưng. Người bệnh động mạch vành, tăng huyết áp sẽ có nguy cơ cao bị suy tim sung huyết.

Đây là một căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong, do đó bạn nên chú ý tới các triệu chứng cảnh báo suy tim sung huyết như khó thở, nhịp tim nhanh, ho dai dẳng, đau tức ngực, sưng mắt cá chân, bàn chân… để đi khám và điều trị kịp thời.

Làm gì khi bị sưng mắt cá chân?

Để giảm khó chịu khi bị sưng mắt cá chân, bạn nên cố gắng vận động, đi bộ thường xuyên hơn; Giảm tiêu thụ muối ăn; giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì; Gác cao chân khi ngủ. Thêm vào đó, nhanh chóng phát hiện và tìm cách kiểm soát các căn bệnh tiềm ẩn cũng sẽ giúp khắc phục tình trạng sưng mắt cá chân.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp