Mùa Đông này, hãy chăm sử dụng củ riềng

Củ riềng là gia vị mang tính ấm, giúp khử mùi tanh cho món ăn

Lợi ích sức khỏe bất ngờ từ sữa gừng

Cách làm kẹo ngậm trị ho từ gừng và tía tô đất

Canh gà nước riềng - món canh ngày lạnh từ đất nước Chùa Vàng

Cá basa kho riềng, món ngon dân dã

Cây riềng là cây thân rễ mọc bò ngang, dài có cụm hoa mặt trong màu trắng. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm. Củ riềng là nguồn cung cấp dồi dào các vi chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Ở nước ta, riềng nếp là giống riềng phổ biến được sử dụng trong nấu ăn. Gia vị này đem lại những tác dụng sau với sức khỏe:

Chống oxy hóa

Riềng chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid có thể bảo vệ cơ thể trước tác động của các gốc tự do. Các flavonoid mạnh mẽ có trong riềng là: Alpinin, galangin, kaempferit. Nhờ đó, riềng có thể giảm lượng đường và cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa một số bệnh tim mạch và đái tháo đường. Các chất chống oxy hóa trong riềng cũng có lợi với hệ thần kinh, giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Tiềm năng ngăn ngừa ung thư

Củ riềng có nhiều tiềm năng làm dược liệu

Một số nghiên cứu trong ống nghiệm trên động vật chỉ ra rằng, củ riềng có khả năng chống ung thư. Trong những thí nghiệm này, hoạt chất galangin trong riềng cho thấy khả năng ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên, đặc biệt ở ruột kết và gan.

Chống viêm

Thực vật thuộc họ Gừng như nghệ, gừng, riềng đều có khả năng chống viêm và giảm tình trạng đau khớp. Hợp chất thực vật HMP có trong củ riềng được chứng minh có tính chất chống viêm trên một số loại động vật.

Kháng khuẩn

Các thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy tinh dầu chiết xuất từ củ riềng có thể tiêu diệt một số vi sinh vật như E.coli, tụ cầu vàng và vi khuẩn thương hàn. Do đó, một số món ăn thường được nấu với riềng để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

Hỗ trợ sinh lý nam

Một số nghiên cứu quy mô nhỏ trên nam giới chỉ ra rằng, sử dụng thực phẩm bổ sung chứa củ riềng và tinh chất nước lựu giúp kích thích sản sinh tinh trùng và tăng khả năng hoạt động của chúng.

Cách sử dụng riềng trong đời sống hàng ngày

Củ riềng được dùng làm gia vị nấu nướng

Bạn có thể sử dụng củ riềng với gừng, nghệ trong nấu ăn để cải thiện hương vị của món ăn. Sự kết hợp của 3 gia vị này có thể đem lại hiệu quả kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong ẩm thực Việt Nam, riềng là gia vị không thể thiếu khi nấu các món thủy hải sản, làm món nhựa mận.

Một số nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng, ăn quá nhiều riềng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như uể oải, chán ăn, đi tiểu liên tục, tiêu chảy, thậm chí là hôn mê. Liều lượng này được tính bằng công thức: 2gr x trọng lượng cơ thể (kg) (ví dụ: lượng riềng nguy hiểm với 1 người nặng 60kg là 120gr riềng). Khi sử dụng 1 lượng riềng vừa phải để nêm nếm, tẩm ướp khi nấu ăn, bạn sẽ khó gặp tình trạng nguy hiểm này.

Trà riềng sả làm ấm cơ thể trong mùa Đông

Tại Thái Lan và Ấn Độ, người dân sử dụng củ riềng để pha trà nóng cùng với sả. Bạn chỉ cần đập dập 1 nhánh riềng, đun sôi trong nước cùng lá sả và trà túi lọc, thêm đường và thưởng thức khi trà nóng.

Riềng có thể làm tăng nồng độ acid trong dạ dày. Do đó, những người mắc các bệnh dạ dày hoặc đang dùng thuốc điều trị trào ngược acid không nên sử dụng riềng. Ngoài ra, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú nên tránh dùng riềng khi chưa tham khảo ý kiến bác sỹ.

Quỳnh Trang H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng