Tác dụng của mướp đắng đối với bệnh nhân đái tháo đường

Bạn có biết mướp đắng có lợi gì với người bệnh đái tháo đường?

Đổi sang những thực phẩm này để kiểm soát đường huyết tốt hơn

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường đang ngoài tầm kiểm soát

Thuốc điều trị đái tháo đường nên uống trước ăn hay sau ăn?

Người bệnh đái tháo đường có được ăn măng không?

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua được coi là đắng nhất trong các loại rau củ, tuy nhiên nó lại rất giàu vitamin, khoáng chất.

Mướp đắng có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mướp đắng được sử dụng để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa một số tình trạng bệnh như viêm nhiễm, táo bón, viêm loét, bệnh hô hấp, sốt rét, đái tháo đường, thậm chí là ung thư. Vậy mướp đắng hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường như thế nào?

Hạ đường huyết

Mướp đắng có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một số nhà nghiên cứu cho rằng mướp đắng có chứa các chất ức chế sự thèm ăn và giảm lượng đường trong máu. Cơ chế này tương tự như tác động của insulin.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược dân tộc học (Ethnopharmacology) năm 2011 đã xem xét những ứng viên mắc bệnh đái tháo đường type 2 tiêu thụ tới 2.000mg mướp đắng mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết vừa phải. Tác động của nó nhỏ hơn so với những người sử dụng 1000mg metformin mỗi ngày, một loại thuốc thường được sử dụng để hạ đường huyết.

Năm 2018, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các hợp chất trong các bộ phận khác của mướp đắng cũng có thể giúp giảm mức đường huyết. Khi các nhà nghiên cứu cho chuột thí nghiệm ăn lá mướp đắng, họ ghi nhận những thay đổi trong các thụ thể có thể cải thiện lượng đường trong máu. Trong nghiên cứu, lá mướp đắng chiếm từ 5 - 20% khẩu phần ăn của chuột thí nghiệm.

Mướp đắng có khả năng cải thiện đường trong máu

Giảm nồng độ A1C của huyết sắc tố

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2007 đã so sánh tác dụng lên nồng độ A1C trong huyết sắc tố của giả dược với thực phẩm bổ sung từ mướp đắng. Trong số 40 người tham gia, một nhóm uống hai viên thực phẩm bổ sung ba lần một ngày trong vòng 3 tháng và nhóm còn lại sử dụng giả dược.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người sử dụng thực phẩm bổ sung có mức giảm A1C nhỏ, dưới 0,25%. Trong khi đó, nhóm sử dụng giả dược cho thấy nồng độ A1C không có sự thay đổi.

Một đánh giá năm 2014 từ trang Dinh dưỡng và Bệnh đái tháo đường đã xem xét 4 nghiên cứu so sánh tác dụng của việc bổ sung mướp đắng với những người không sử dụng bất kỳ liệu pháp điều trị đái tháo đường nào. Kết quả là mướp đắng có ảnh hưởng không đáng kể đối với A1C hoặc đường huyết lúc đói.

Các nhà nghiên cứu cho rằng cần có thêm các nghiên cứu để mướp đắng có thể trở thành một phương pháp điều trị đái tháo đường.

Sử dụng mướp đắng như thế nào?

Bất cứ bệnh nhân đái tháo đường nào muốn sử dụng mướp đắng cùng với các phương pháp điều trị đái tháo đường đều không nên sử dụng quá:

- 50-100ml nước ép mướp đắng mỗi ngày

- 50-85gr trong cả ngày

- 1 quả mướp đắng nhỏ mỗi ngày

- Lượng được bác sỹ khuyến cáo.

Bệnh nhân đái tháo đường cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sỹ điều trị trước khi quyết định sử dụng mướp đắng.

Sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày

Chế độ ăn hàng ngày của người bệnh đái tháo đường cần có nhiều trái cây, rau củ tươi để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các biến chứng khác cao. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa, phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mướp đắng ngoài các đặc tính chống oxy hóa và hỗ trợ điều trị đái tháo đường còn có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác như đạm, carbohydrate, calci, phospho, magne, kali, kẽm, vitamin C, vitamin A, vitamin B… tốt cho sức khỏe.

Lưu ý nếu sử dụng quá nhiều mướp đắng, kể cả dưới dạng thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung có thể dẫn đến một số tình trạng như: Vấn đề tiêu hóa, tiêu chảy; Nôn và tiêu chảy ở trẻ em; Lượng đường trong máu quá thấp đặc biệt là khi sử dụng cùng với thuốc điều trị đái tháo đường; Tăng nguy cơ chảy máu, co thắt và sảy thai ở phụ nữ mang thai.

Để điều trị đái tháo đường tốt nhất, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể thao. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Mướp đắng sử dụng riêng lẻ chưa có tác động đáng kể với bệnh đái tháo đường, người bệnh có thể cần sử dụng kết hợp một số loại thực phẩm, thảo dược hỗ trợ như dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Trịnh Tây H+

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản xuất & chịu trách nhiệm về Sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết