Chóng mặt sau khi tập luyện có thể là do bạn bị mất nước, hạ huyết áp hoặc hạ đường huyết
Nên ăn gì để hết chóng mặt do suy nhược thần kinh?
Hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu não có dùng được Nattospes không?
Video: Làm gì để đối phó với cơn chóng mặt?
5 nguyên nhân gây mệt mỏi và chóng mặt
1. Tập luyện quá sức
Tập luyện quá sức có thể khiến bạn cảm thấy chóng mắt sau khi tập. Quá sức xảy ra khi một người tập luyện thể chất quá nặng so với sức của bản thân. Dấu hiệu quá sức bao gồm: chóng mặt, mờ mắt, khó thở, khát nước, buồn nôn, nôn mửa.
Theo nghiên cứu, các chấn thương do tập luyện quá sức chiếm 36,2% tất cả các vụ chấn thương ở các phòng tập. Tuy nhiên, tập luyện quá sức có thể xảy ra trong bất cứ hoạt động thể chất nào, không chỉ ở trong phòng tập.
2. Sử dụng máy tập chuyển động liên tục
Tập trên máy chạy bộ có thể khiến bạn chóng mặt giống như say tàu xe
Loại máy tập mà bạn sử dụng cũng có thể ảnh hưởng đến việc bạn có bị chóng mặt hay không. Ví dụ như máy chạy bộ yêu cầu bạn chuyển động liên tục, có nhiều khả năng khiến bạn bị chóng mặt.
Bạn có thể bị chóng mắt khi bước xuống khỏi máy, bạn cảm thấy như bạn vẫn đang di chuyển mặc dù thực tế là không phải. Nó tương tự như triệu chứng của bệnh say tàu xe.
3. Mất nước
Uống không đủ nước khi tập luyện có thể khiến bạn bị mất nước. Mặc dù mất nước phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành. Bạn có khả năng bị mất nước cao hơn nếu mắc bệnh nhẹ hoặc hoạt động thể chất nặng, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
Các triệu chứng mất nước bao gồm: chóng mặt, khô miệng, ngất nhẹ, đi tiểu ít, mệt mỏi, yếu ớt.
4. Thiếu oxy
Thở không đúng cách trong khi tập thể dục có thể làm bạn bị thiếu oxy để đáp ứng nhu cầu sử dụng của cơ bắp.
Trong quá trình tập luyện, cơ bắp sử dụng nhiều oxy hơn bình thường. Đây là lý do vì sao tim đập nhanh hơn và nhịp thở cũng nhanh hơn. Chóng mặt là một dấu hiệu cho thấy não cần nhiều oxy hơn.
5. Huyết áp thấp
Hoạt động thể chất nặng có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, chóng mặt
Huyết áp bình thường ở khoảng 120/80mmHg. Những người bị huyết áp thấp có chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg. Các hoạt động mạnh thường làm hạ huyết áp. Ngoài chóng mặt, các triệu chứng của huyết áp thấp có thể bao gồm: mờ mắt, ngất xỉu, mệt mỏi, mất tập trung, buồn nôn.
6. Hạ đường huyết
Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Trong quá trình tập luyện, cơ bắp sử dụng nhiều glucose hơn bình thường. Kết quả là bạn có thể bị hạ đường huyết trong hoặc sau khi gắng sức. Các triệu chứng bao gồm: chóng mặt, vụng về, mệt mỏi, đói, cáu gắt, run rẩy, đổ mồ hôi.
Bạn có thể bị hạ đường huyết nếu không ăn gì trước khi tập thể dục.
7. Rối loạn nhịp tim
Chứng loạn nhịp tim có thể khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Có nhiều tình trạng có thể gây rối loạn nhịp tim, bao gồm bệnh tim mạch hoặc cảm xúc căng thẳng…
Tập thể dục nặng có thể kích hoạt hoặc khiến các triệu chứng bệnh tim mạch trở nên tồi tệ hơn. Khi bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể cảm thấy: chóng mặt, thay đổi nhịp tim, ngất xỉu, khó thở, đồ mồ hôi.
Đây có thể không phải là một tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên bạn vẫn nên đi khám để chắc rằng mình không gặp một vấn đề mạn tính nào.
Bình luận của bạn