Tại sao bạn bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc?

Sử dụng điện thoại trên giường có thể làm bạn khó ngủ, ngủ không ngon giấc

Tại sao người cao tuổi thường bị mất ngủ, khó ngủ?

Khó ngủ vào 3 tháng cuối thai kỳ phải làm sao?

8 thói quen xấu làm bạn khó ngủ, mất ngủ

Một đêm không ngon giấc cũng có thể làm huyết áp tăng chóng mặt

1. Sử dụng điện thoại trên giường ngủ

Nếu bạn thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách lướt facebook, mạng xã hội trên điện thoại thì bạn nên suy nghĩ lại.

Tất cả các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, TV… đều phát ra ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh là ánh sáng sóng ngắn. Khi tiếp xúc với cơ thể, nó sẽ ức chế quá trình sản xuất melatonin, một loại hormone hỗ trợ cho giấc ngủ. Trong tất cả các loại ánh sáng nhân tạo, ánh sáng xanh ảnh hưởng tiêu cực nhất đến giấc ngủ của bạn. Đặc biệt là khi cơ thể tiếp xúc với nó nhiều hơn 2 giờ đồng hồ.

Không chỉ ánh sáng xanh làm bạn khó ngủ, ngủ không ngon giấc mà việc lướt facebook cũng có một phần tác động này. Nghiên cứu cho thấy rằng việc xem mạng xã hội trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn.

Một giải pháp đơn giản là đặt nguyên tắc không sử dụng thiết bị điện tử trên giường ngủ. Bạn hoàn toàn có thể đặt đồng hồ báo thức truyền thống để thức dậy mỗi sáng. Hoặc nếu bạn không thể làm được điều này, bạn có thể cài đặt trên điện thoại chế độ giảm ánh sáng xanh để giảm thiểu tác động của nó.

2. Ngủ trưa quá nhiều

Ngủ trưa quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bạn

Bạn có ngủ trưa nhiều, đặc biệt là khi không ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước? Bạn có thể sẽ không thích những tác động xấu của nó. Theo nghiên cứu, ngủ trưa nhiều không chỉ làm giảm thời gian mà còn giảm chất lượng giấc ngủ ban đêm của bạn. Nó thậm chí còn làm bạn buồn ngủ và cảm thấy mệt mỏi hơn trong suốt cả ngày.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không được ngủ trưa. Điều quan trọng là ngủ trưa vừa phải. Nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ trưa ngắn, kéo dài khoảng 10 phút có thể giúp cải thiện sự tỉnh táo và năng suất làm việc của bạn.

3. Làm việc trên giường

Theo các chuyên gia từ Trường Y Harvard, bạn không nên làm việc trên giơngf.

Làm việc trên giường làm cơ thể lẫn lộn giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Đặc biệt là khi bạn đang thực hiện những công việc căng thẳng, yêu cầu tập trung cao độ. Điều này có thể làm bạn cảm thấy căng thẳng và khó ngủ khi lên giường. Ngay cả sinh viên, học sinh cũng không nên mang bài tập lên giường làm.

Điều tốt nhất là bạn nên làm là giới hạn các hoạt động trên giường bao gồm ngủ, nghỉ ngơi, quan hệ vợ chồng. Từ đó, bạn sẽ có thể cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn mỗi khi lên giường.

4. Lạm dụng cà phê và rượu bia

Caffeine và rượu bia có ảnh hướng lớn đến giấc ngủ của bạn

Caffeine là một chất kích thích giúp cơ thể tỉnh táo. Caffeine có nhiều trong cà phê, trà, soda… Nó có lợi cho bạn vào buổi sáng nhưng lại làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm, đặc biệt nếu bạn sử dụng nó quá gần thời gian đi ngủ.

Uống rượu bia có thể làm bạn buồn ngủ tuy nhiên nó lại có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vài giờ sau đó. Nó có thể làm bạn thức dậy vào ban đêm và làm bạn trằn trọc suốt đêm dài. Bạn chỉ nên uống tối đa 1-2 ly rượu mỗi ngày, các cách thời gian đi ngủ ít nhất 3 tiếng đồng hồ.

5. Lên giường khi không thư giãn

Nếu bạn lên giường đi ngủ nhưng không thể ngủ sau 20 phút, bạn nên ra khỏi giường và thực hiện các hoạt động giúp thư giãn đầu óc như nghe nhạc hoặc đọc sách. Và khi cơ thể mỏi hơn, mí mắt dần sụp xuống, hãy trở lại giường ngủ.

Trịnh Tây H+ (Theo medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp