Tại sao giọng nói thay đổi khi bạn già đi?

Có nhiều lý do khiến giọng nói thay đổi theo tuổi tác

Khàn tiếng, mất giọng: 5 cách giúp giọng nói nhanh khỏe lại

Dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson ẩn trong giọng nói

Nên bảo vệ “cơ quan phát thanh” thế nào?

Giọng nói quá to là biểu hiện của bệnh gì?

Thông thường những thay đổi giọng nói có thể gặp ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, cũng không có gì lạ khi người lớn tuổi gặp phải tình trạng này. Ở độ tuổi khoảng 60, nhiều người bắt đầu nhận thấy giọng nói không còn giống như trước đây. Nhà nghiên cứu về âm ngữ trị liệu Sarah Awde cho biết: “Những thay đổi này có xu hướng diễn ra từ từ, có thể làm giọng nói của bạn cao hơn hoặc thấp hơn, khiến giọng khàn, run và khó nói".

 

Nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng thay đổi giọng nói khi già đi là do dây thanh âm yếu và khô hơn. Cơ thể dần mất đi khối lượng cơ bắp và sự săn chắc khi già đi, bao gồm cả dây thanh âm - hai nếp gấp nhỏ của cơ trong thanh quản để tạo ra âm thanh. Điều này khiến nếp gấp trở nên yếu, kém kinh hoạt và khó đóng mở hơn. Bên cạnh đó, lớp màng nhầy tự nhiên tại nếp gấp dây thanh có thể bắt đầu giảm đi, khiến chúng trở nên khô hơn.

Lý do thứ hai là thay đổi nội tiết tố. Sau khi mãn kinh, sự suy giảm giảm hormone estrogen có thể khiến giọng nói của phụ nữ trở nên trầm hơn. Theo một nghiên cứu vào 8/2017 đăng trên Tạp chí Y học thời kỳ mãn kinh (Journal of Menopausal Medicine), gần một nửa số phụ nữ sau mãn kinh gặp phải những thay đổi về giọng nói, thường đi kèm với chứng khô cổ họng. Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến những người đàn ông lớn tuổi. Khi việc sản xuất hormone testosterone giảm xuống một cách tự nhiên, giọng nói của họ có thể trở cao hơn.

Và cuối cùng, một vấn đề liên quan đến sức khỏe cũng sẽ khiến giọng nói thay đổi. Người lớn tuổi thường đối mặt với bệnh Parkinson (một bệnh thần kinh do thoái hóa một nhóm tế bào ở não). Người mắc bệnh này thường trải qua những thay đổi về chất lượng và biên độ giọng nói như giọng nói đều đều, ít ngữ điệu... Bên cạnh đó, Viện Quốc gia về Chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác (National Institute on Deafness and Other Communication Disorders - NIDCD) cho biết, các vấn đề về thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản không được kiểm soát, sự phát triển của polyp dây thanh hoặc tổn thương do bệnh ung thư cũng có thể khiến giọng nói thay đổi.

Cách cải thiện các thay đổi về giọng nói liên quan đến tuổi tác

1. Bảo vệ giọng nói

Bạn nên uống đủ nước, sử dụng máy tạo độ ẩm để đảm bảo dây thanh quản luôn được bôi trơn và tránh những thói nên lạm dụng giọng nói như hắng giọng liên tục. Bên cạnh đó, cần cố gắng không la hét hoặc nói to trong thời gian dài.

2. Cân nhắc liệu pháp ngôn ngữ

Nhà ngôn ngữ trị liệu có thể hướng dẫn bạn các bài tập để cải thiện kỹ thuật thanh nhạc, giúp giải quyết các vấn đề như âm lượng, chất lượng giọng nói và độ bền. Nếu giọng nói thay đổi quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thì việc tìm một nhà ngôn ngữ trị liệu hỗ trợ có thể hữu ích.

3. Tiêm chất làm đầy

Khi liệu pháp ngôn ngữ không có tác dụng, bác sỹ có thể đề nghị nâng cao dây thanh âm, trong đó chất làm đầy được tiêm vào dây thanh. Theo Johns Hopkins Medicine - một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Mỹ, quy trình này thường được thực hiện tại phòng khám dưới hình thức gây tê tại chỗ, giúp làm thẳng dây thanh quản và giúp chúng dễ dàng đóng lại hoàn toàn.

Lê Tuyết (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp