Hãy khắc phục một số vấn đề dưới đây để tránh mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống
10 sự thật về chứng mệt mỏi thượng thận
Nguyên nhân nào khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong ngày?
Buồn ngủ, mệt mỏi sau khi ăn phải làm sao?
Luôn mệt mỏi, buồn ngủ là bệnh gì?
Ngủ không đủ giấc
Thông thường, bạn cần ngủ từ 7 - 9 tiếng/đêm để có thể phục hồi sức khỏe tốt hơn, sẵn sàng cho một ngày làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm uống quá nhiều đồ uống có caffeine (trà, cà phê, nước tăng lực…), các cơn đau mạn tính, căng thẳng, bốc hỏa hay các thiết bị điện tử.
Mất ngủ, thiếu ngủ có thể khiến bạn nhanh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, chưa kể thường xuyên mất ngủ còn có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2…
Mất ngủ, thiếu ngủ dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
Tốt hơn hết, bạn nên có biện pháp vệ sinh giấc ngủ tốt. Ghi nhớ phòng ngủ chỉ dành cho 2 việc: Hoạt động tình dục và ngủ. Tất cả những việc khác như ăn uống, học tập, sử dụng các thiết bị điện tử... nên được thực hiện trong một căn phòng khác, từ 2 - 3 tiếng trước khi đi ngủ.
Không tập thể dục đủ
Duy trì lối sống ít vận động trong thời gian dài có thể khiến bạn nhanh cảm thấy mệt mỏi. Thật vậy, vận động, tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường sự trao đổi chất, từ đó tăng mức năng lượng cho bạn.
Phụ nữ nên dành thời gian tập các bài tập vừa sức, ví dụ như chạy bộ, tập yoga… từ 5 - 6 lần/tuần, mỗi lần 30 phút để cải thiện nhịp sinh học, giảm các hormone căng thẳng cũng như giúp bạn duy trì cân nặng ổn định.
Lối sống ít vận động cũng là một nguyên nhân khiến phụ nữ hay mệt mỏi
Chế độ ăn kém dinh dưỡng
Do cuộc sống bận rộn, nhiều chị em thường không có thời gian chuẩn bị các bữa ăn, thậm chí bỏ bữa thường xuyên. Tuy nhiên, chế độ ăn kém dinh dưỡng, thường xuyên bỏ bữa chỉ khiến bạn càng thêm thèm các món giàu carbohydrate và đường, điển hình là các loại đồ ăn nhanh, đồ ngọt không tốt cho sức khỏe.
Chưa hết, ăn quá nhiều carbohydrate, chất béo… có thể dẫn tới tình trạng kháng insulin, thiếu sắt, vitamin, bệnh đái tháo đường và làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Tốt hơn hết, bạn nên ăn các thực phẩm giàu protein, carbohydrate phức tạp như các loại rau củ, trái cây… để duy trì mức năng lượng ổn định, tránh mệt mỏi trong ngày.
Các vấn đề về trọng lượng cơ thể
Nhiều chuyên gia cho rằng, thói quen ngủ kém có thể góp phần gây tăng cân, ngược lại tình trạng thừa cân, béo phì cũng có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ khiến người phụ nữ thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Căng thẳng, stress
Căng thẳng, trầm cảm trong cuộc sống có thể trực tiếp gây ra cảm giác mệt mỏi, đồng thời làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Cụ thể, cuộc sống công việc, gia đình bận rộn có thể gây căng thẳng, mệt mỏi, khiến cơ thể sản sinh hormone cortisol gây tăng cân, mất ngủ, suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ dài hạn của bạn.
Để khắc phục tình trạng căng thẳng, stress, bạn có thể thử các biện pháp thư giãn như tập thể dục, thiền… để cải thiện sức khỏe tinh thần tốt hơn.
Bình luận của bạn