Tại sao trẻ em thường bị sâu răng?

Thói quen và chế độ ăn uống là 2 yếu tố hàng đầu khiến trẻ bị sâu răng

5 lời khuyên giúp ngăn ngừa sâu răng tối ưu

7 lời khuyên của nha sỹ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng

Những cách chữa sâu răng hiệu quả tức thì bạn nên biết

Những cách đơn giản giúp ngăn ngừa sâu răng

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ

Thói quen ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc tinh bột sẽ khiến vi khuẩn sản xuất ra nhiều acid trong miệng hơn. Các acid này sẽ ăn mòn bề mặt ngoài của răng (men răng). Khi một chiếc răng tiếp xúc thường xuyên với acid sẽ làm cho men răng bị mất khoáng chất. Một đốm trắng có thể sẽ xuất hiện ở nơi khoáng chất đã bị mất và đây là một dấu hiệu của sâu răng sớm.

Bố mẹ lây nhiễm sâu răng cho trẻ thế nào?

Thông thường khi mới chào đời, trong miệng bé sẽ không có bất cứ vi khuẩn có hại nào. Tuy nhiên sau đó, bé sẽ bị lây thông qua người chăm sóc, thường là cha mẹ. Vi khuẩn này thường được truyền qua nước bọt, chẳng hạn khi bạn dùng chung muỗng với bé hoặc cho bé dùng chung bàn chải đánh răng của mình. Nếu bạn bị sâu răng, nguy cơ sâu răng ở trẻ do lây nhiễm cũng tăng cao.

Trẻ có thể bị sâu răng nếu dùng chung thìa hay bàn chải đánh răng với bố mẹ

Vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp ngừa sâu răng

Hạn chế cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn và nếu cần thì hãy cho trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh hơn. Điều này làm giảm lượng acid trong miệng của trẻ. Hãy đảm bảo không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì có chứa đường sau khi đánh răng trước khi đi ngủ. Lưu lượng nước bọt giảm trong khi ngủ và việc không có đủ lượng nước bọt sẽ làm giảm khả năng tự vệ sinh của răng miệng.

Chế độ ăn uống chứa đủ calci, phospho, vitamin A, D và C giúp hình thành men răng khỏe mạnh. Tốt hơn hết, nên cho trẻ tránh mọi loại kẹo có chứa đường. Sau khi ăn đồ ngọt, hãy cho trẻ đánh răng thật kỹ bằng kem đánh răng có chứa fluoride.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ