- Chuyên đề:
- Cải thiện trí nhớ
Hệ miễn dịch kém có thể khiến Alzheimer trở nên trầm trọng hơn
Điều trị suy giảm trí nhớ trên bệnh nhân động kinh
Dầu cá có chống được suy giảm trí nhớ?
"Chưa già đã lẫn", do đâu?
Suy giảm trí nhớ: Căn bệnh đặc trưng của người cao tuổi
Hệ miễn dịch sẽ “vào cuộc” khi bất kỳ một tín hiệu viêm dây thần kinh nào được gửi về não bộ. Đây là chức năng, cũng là nhiệm vụ bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch trước sự xâm nhập của các mầm bệnh từ bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là nó còn khiến cho các protein beta-amyloid - dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh Alzheimer - bị tiêu diệt.
Người cao tuổi, đặc biệt là nữ giới có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn nam giới
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Neuroinflammation, khi hệ thần kinh suy yếu (chẳng hạn bị viêm dây thần kinh), các mảng beta-amyloid bị xóa bỏ. “Nghiên cứu xác nhận chính phản ứng viêm của cơ thể đã kích hoạt hệ miễn dịch tự động tìm diệt các yếu tố nguy cơ cho não bộ, trong đó có các mảng amyloid đang hoành hành trong não bệnh nhân Alzheimer”, TS.BS Kerry O'Banion – tác giả chính của nghiên cứu, Đại học Rochester, Mỹ chia sẻ.
"Chúng tôi cũng đã chứng minh rằng hệ thống miễn dịch có thể chống lại căn bệnh Alzheimer nếu được kích hoạt đúng cách, có thể giúp chúng ta tìm ra cách điều trị căn bệnh không có thuốc chữa này”, TS. O'Banion cho biết thêm.
Có được các phát hiện này là nhờ các nghiên cứu được thực hiện trên chuột thí nghiệm bị mắc bệnh Alzheimer do TS. O'Banion và các cộng sự cùng thực hiện. Họ quan sát các mảng beta-amyloid trong não những con chuột này phát quang khi chúng bị gây viêm não mạn tính.
Mặc dù cơ chế của việc này chưa được rõ ràng nhưng theo TS. O'Banion, đó có thể là do các tế bào tiểu thần kinh đệm (Microglia) – một loại tế bào thần kinh sơ khai của trung tâm não bộ giúp chống lại các nhiễm trùng và phục hồi tổn thương cho não bộ.
Microglia có mặt ở toàn bộ não bộ và tủy sống, luôn theo dõi môi trường trong hệ thống thần kinh của con người. Nó có nhiệm vụ kiểm soát viêm, tiêu diệt mầm bệnh, làm sạch các mảnh vỡ của tế bào thần kinh đã chết, niêm phong các vùng thần kinh riêng biệt nếu chẳng may hệ thần kinh bị tổn thương.
Để thử nghiệm xem Microglia có hoạt động tiêu diệt các mảng bám não beta-amyloid khi không có viêm hay không, các nhà khoa học đã đánh lừa hệ miễn dịch của cơ thể bằng một cytokine tiêm vào não bộ. Cytokine này đánh tín hiệu tế bào đến trung tâm não bộ để kích hoạt các Microglia mà không cần gây viêm.
Kết quả nghiên cứu thật đáng kinh ngạc: Có tới 60% amyloid trong não của những con chuột bị mắc Alzheimer bị tiêu diệt. Theo TS. O'Banion, đây là một phương pháp có triển vọng lớn khi được nghiên cứu trên người, có thể là một phương pháp điều trị Alzheimer trong tương lai gần.
Tiêu Bắc H+ (Theo Medicalnewstoday)
Bình luận của bạn