Tập thể dục trong thai kỳ giúp làm giảm các biến chứng: Đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật...
Bài tập giúp giảm đau thần kinh tọa khi mang thai
Thể dục khi mang thai: Mẹ vui, con khỏe
5 lời khuyên cho bà bầu mới bắt đầu tập thể dục
Tập thể dục giúp giảm lo lắng, trầm cảm
The BMC Pregnancy and Childbirth đã tiến hành một nghiên cứu ngẫu nhiên để điều tra về tác động của tập thể dục lên mức lipid trong thai kỳ của các bà mẹ Latina. Theo nghiên cứu trước đây, phụ nữ Latina có nguy cơ cao bị các biến chứng trong thai kỳ, có thể gây bất lợi cho mẹ và bé.
Theo thống kê, phụ nữ Latina cũng có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ (GDM) cao gấp 2 - 3 lần so với phụ nữ không phải Latina. Điều này có thể gây ra tỷ lệ tử vong ở thai nhi, hoặc trẻ sơ sinh cao hơn từ 3 - 8 lần. Vì thế, có ý kiến cho rằng, tập thể dục trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm nguy cơ biến chứng, không tốn kém và tốt cho sức khoẻ của cả mẹ và con.
Tại một nghiên cứu về phụ nữ mang thai ở Columbia, nhóm thai phụ đã tham gia tập aerobic, nhằm tăng sức đề kháng với số lần tập 3lần/tuần trong 12 tuần ở 3 tháng giữa của thai kỳ, kết hợp với chăm sóc bình thường trước khi sinh. Nhóm khác chỉ được chăm bình thường trước sinh.
Cùng với đó, mỗi phụ nữ cũng có kế hoạch dinh dưỡng riêng do chuyên gia dinh dưỡng thiết kế khi mức lipid thay đổi, một yếu tố chính gây nên các biến chứng gồm: GDM, tiền sản giật và tăng cân quá mức khi mang thai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tập thể dục trong thời kỳ mang thai không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi ở các tuần tuổi và sự tăng trưởng trẻ sau sinh. Tập thể dục còn làm giảm các lipoprotein mật độ thấp và lipid triglyceride trong suốt thai kỳ, cũng như các biến chứng liên quan đến thai nhi và trẻ khi sinh.
Với kết quả trên, trường Cao đẳng Sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo, tập thể dục khi mang thai là một chiến lược khả thi, không tốn kém và an toàn nhằm giảm nguy cơ các biến chứng trong thai kỳ, đặc biệt là đối với phụ nữ có nguy cơ cao với các biến chứng trong thai kỳ.
Bình luận của bạn