Thai nhi 4 tháng chưa biết máy, đạp trong bụng mẹ có sao không?

Khi thai nhi được 3 tháng, mẹ bắt đầu cảm nhận thấy thai máy

Mẹ say sưa khiến con nghiện rượu ngay từ trong trứng nước

Thai nhi chậm phát triển mẹ phải làm sao?

Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai?

Ăn ngải cứu, củ gai an thai - Đúng hay sai?

Chào bạn!

Thông thường thì thai nhi 8 tuần tuổi đã bắt đầu có cử động. Nhưng vì lúc này thai còn quá nhỏ, những cử động rất nhẹ nên các mẹ thường không cảm nhận được. Khi thai nhi được khoảng 12 – 16 tuần (3 – 4 tháng) thì mẹ bắt đầu cảm nhận thấy thai máy.

Cảm nhận thấy thai nhi máy thường rất nhẹ nhàng, giống như có gì đó hơi chuyển động, nhúc nhích trong bụng. Tuổi thai càng lớn thì thai sẽ có những cử động mạnh hơn như đạp, trườn…

Xét về trạng thai máy, độ máy của thai nhi thường được chia thành nhiều cấp độ:

- Tĩnh lặng, không có cử động, tim thai ít dao động;

- Cử động thường xuyên, mạnh, kèm cử động nhanh của mắt và dao động nhiều của tim thai, tương ứng giai đoạn trẻ sơ sinh ngủ tích cực;

- Cử động mắt liên tục, không cử động thai và không gia tăng tim thai;

- Cử động thai đơn độc kèm cử động liên tục của mắt và gia tăng tim thai.

Người mẹ sẽ chỉ cảm nhận được thai nhi máy và đạp ở trạng thái hai. Khi đi khám thai, siêu âm với máy móc đo tim thai và theo dõi cử động thai, mẹ sẽ quan sát được những trạng thái kia.

Thực tế cho thấy, những thai phụ có thành bụng mỏng sẽ cảm nhận thai máy rõ hơn những thai phụ có thành bụng dày. Khối lượng nước ối cũng làm thay đổi khả năng cảm nhận thai máy của người mẹ. Những thai phụ sinh con thứ đã có kinh nghiệm thường nhận ra  dấu hiệu thai máy sớm hơn những thai phụ mang thai lần đầu.

Theo dõi thai nhi máy, đạp để đánh giá sức khỏe của thai nhi chỉ nên thực hiện trong 2 tháng cuối thai kỳ và trong một giờ đồng hồ. Tối thiểu thai nhi sẽ máy khoảng 3 – 4 lần/giờ. Nếu thấp hơn, có thể thai nhi đang ngủ hoặc có vấn đề về sức khỏe. Nếu thai nhi cử động trên 20 lần, có thể thai nhi đang cảm thấy khó chịu, hoặc người mẹ bị stress. Lúc này, người mẹ nên nghỉ ngơi, bình tĩnh để thai nhi cử động nhẹ nhàng và chậm lại. Trong trường hợp thai nhi vẫn cử động nhanh và mạnh, tốt nhất thai phụ nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Theo dõi những cử động của thai nhi (máy, đạp) trong bụng không chỉ giúp người mẹ cảm nhận thấy niềm hạnh phúc, sự gắn kết giữa mẹ và con mà còn giúp người mẹ nhận biết sức khỏe của con.

Tuy nhiên, ở những tháng đầu thai kỳ, nếu vẫn chưa cảm nhận thấy thai nhi máy, bạn không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Có thể chuyển động của thai nhi quá nhẹ nên bạn chưa cảm nhận rõ. Nếu đi khám thai theo định kỳ thấy thai nhi vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh, thì cảm nhận của bạn về những cử động của thai nhi ít hay nhiều, nhẹ hay mạnh không quan trọng bằng việc bản thân bạn ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi, thư giãn và thỉnh thoảng trò chuyện với con để bé yêu luôn khỏe mạnh.

Chúc bạn luôn khỏe!

Thạc sỹ, bác sỹ Đặng Lê Dung Hạnh – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hùng Vương

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ