- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Nhiều thai phụ cho rằng ăn ngải cứu giúp an thai, dưỡng thai
Ăn trứng gà ngải cứu có thể sảy thai
Ngải cứu - Rau ăn, vị thuốc quý
Bài thuốc 18 vị chữa động thai hiệu quả
Phụ nữ mang thai có nên ăn yến sào không?
Bị động thai, tìm củ gai, ngải cứu
Chị Mai A. (29 tuổi, Bắc Ninh) sau vài năm kết hôn mới mang thai. Gia đình hai bên chưa hết vui mừng thì chị báo tin chị bị động thai. Quá lo lắng và sợ hãi, chị Mai A. chỉ nằm một chỗ khóc. Mẹ chồng chị không biết nghe ai mách liền tìm mua củ gai về cho chị ăn, bà nghe nói ăn củ gai an thai.
Cũng bị động thai như chị Mai A. là bạn H. (23 tuổi, Nam Định). H. mang thai được 5 tuần, nhưng bị đau bụng và chảy máu. Mẹ chị thấy thế liền ra chợ mua ngay ngải cứu về cho chị ăn, bởi ngày xưa, bà cũng đã từng ăn ngải cứu để an thai, dưỡng thai rồi.
Ngải cứu và củ gai có giúp an thai?
Bác sỹ Nguyễn Linh – Khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, động thai là một hiện tượng thường gặp khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi thấy các dấu hiệu động thai, dọa sảy, thai phụ nên nằm nghỉ ngay, không vận động mạnh, không quá căng thẳng, lo lắng, khóc lóc. Đặc biệt, cần phải đi khám thai và uống thuốc an thai theo sự hướng dẫn của bác sỹ, tránh nghe theo lời truyền miệng hay kinh nghiệm dân gian, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Bị động thai, thai phụ nên nằm nghỉ, không vận động mạnh
Chia sẻ về ăn ngải cứu an thai, bác sỹ Linh cho biết: Ngải cứu đúng là có tác dụng an thai, điều này đã được các bác sỹ Đông y khẳng định. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng liều lượng, không đúng cách, nó sẽ có tác dụng ngược lại. Ngải cứu giúp xoa dịu các cơn đau cơ, tăng cường tuần hoàn máu, được sử dụng trong một số trường hợp động thai. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ nên ăn không quá 3 ngọn ngải cứu và không quá 3 lần một tuần. Các trường hợp tiền sử sảy thai, sinh non, thì không nên ăn ngải cứu vì theo một số nghiên cứu, trong ngải cứu có chứa chất gây co bóp tử cung.
Còn về tác dụng an thai của củ gai, bác sỹ Linh cho biết, củ gai có thành phần hóa học là acid chlorogenic có vai trò kích thích adrenaline, tác dụng an thai chưa rõ.
Tuy vậy, việc chế biến ngải cứu, củ gai như thế nào, tốt nhất thai phụ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ Đông y dựa trên những thăm khám cụ thể, tránh tự ý dùng có thể gây hại.
Bình luận của bạn