Thai nhi to hơn so với tuổi thai: Cả mẹ và bé đều gặp nguy!

Đừng vội mừng khi thấy thai nhi phát triển nhanh hơn tuổi thai

Mẹ say sưa khiến con nghiện rượu ngay từ trong trứng nước

Thai nhi 4 tháng chưa biết máy, đạp trong bụng mẹ có sao không?

Lợi ích sức khỏe và những điều cần lưu ý khi bà bầu uống trà xanh

Chào đời hơn 2 lạng vẫn sống tốt

Tuổi thai nhi được tính theo cách nào?

Nhiều mẹ tính tuổi thai bằng cách dựa vào ngày thấy kinh lần cuối trước khi mang thai. Kể từ ngày thấy kinh lần cuối tới ngày sinh nở thì mẹ mang thai 280 ngày (9 tháng 10 ngày).

Nếu không nhớ được ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, hoặc chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bị rối loạn, không đều, các bác sỹ sẽ dựa vào kết quả siêu âm để tính tuổi thai. Tuổi thai được tính dựa vào việc đo chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, đường kính ngang bụng, cân nặng của thai nhi…

Bảng tiêu chuẩn chiều dài, cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Tốc độ phát triển của mỗi thai nhi không giống nhau. Nhưng nhìn chung, vẫn có những tiêu chuẩn nhất định, các mẹ có thể so sánh và xem sự phát triển của con có nằm trong ngưỡng trung bình hay không, từ đó có biện pháp chăm sóc, điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi theo tuần

* Bảng này chỉ mang tính chất tham khảo. Các mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ sản khoa để biết sự phát triển của con có tốt hay không.

Thai nhi to hơn so với tuổi thai có nguy cơ gì?

Thai nhi nhỏ hơn tuổi thai hay thai nhi to hơn so với tuổi thai đều khiến mẹ lo lắng không yên. Thai to quá gây ảnh hưởng không nhỏ tới cả mẹ và bé.

Với mẹ: Thai to quá, có thể mẹ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường, phải sinh mổ. Chưa kể, mẹ sẽ cảm thấy nặng nề hơn trong những tháng cuối thai kỳ.

Với em bé: Sau khi chào đời, do không thể có được lượng đường huyết tương đối nhiều, nhưng insulin vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể khiến nồng độ đường huyết trong cơ thể bé giảm, dẫn đến hạ đường huyết. Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết có tiếng khóc yếu ớt, nhãn cầu chuyển động không bình thường, phản ứng chậm chạp, thậm chí có thể rùng mình, ngừng thở, ngất lịm. Nếu nồng độ đường huyết quá thấp, thời gian sinh kéo dài khiến trẻ bị tổn thương não, tăng nguy cơ thiểu năng trí tuệ.

Giải pháp cho mẹ:

Thay vì lo lắng, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân nào khiến thai nhi to hơn so với tuổi thai. Có thể là vì mẹ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều tinh bột; Hoặc mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ, thai nhi sẽ sẽ mắc chứng tăng insulin huyết, khiến lớp mỡ, glycogen, protein tích lũy trong cơ thể thai nhi, khiến thai lớn hơn bình thường. Ngoài ra, có thể thai nhi to do di truyền từ cha mẹ.

Để tránh ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé, mẹ nên thay đổi:

- Cắt giảm lượng tinh bột, hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đường;

- Ăn nhiều rau củ quả tươi, tránh uống nước ép hoa quả đóng sẵn;

Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều rau củ quả tươi

- Vận động hợp lý, nên đi bộ nhẹ nhàng, làm các việc vặt trong gia đình, tránh ngồi nhiều và nằm lâu một chỗ;

- Theo dõi cử động thai (thai máy, đạp) mỗi ngày;

- Nên khám thai theo định kỳ và dựa vào các kết quả xét nghiệm (xét nghiệm máu, nước tiểu) và làm theo hướng dẫn của bác sỹ. 

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ