Thai nhi 4 tháng tuổi sợ gì nhất?

Thai nhi 4 tháng đã biết mút ngón tay rồi đó mẹ!

Thai nhi 4 tháng chưa biết máy, đạp trong bụng mẹ có sao không?

Thai nhi chậm phát triển mẹ phải làm sao?

Siêu âm thai hàng tuần có ảnh hưởng gì không?

Giảm tử vong mẹ, dị tật thai nhi: Nhờ siêu âm đúng

Tiếng ồn quá lớn

Đến tuần thứ 16, ba xương nhỏ ở tai trong của thai nhi đã bắt đầu hình thành, bé đã có thể nghe được những âm thanh đầu tiên từ bên ngoài. Bởi vậy, bé sẽ dễ bị giật mình khi nghe những âm thanh to quá mức như tiếng khoan, tiếng nhạc ầm ĩ, tiếng quát, tiếng nói to… Tránh để bé sợ hãi, mẹ nên nghỉ ngơi ở những không gian yên tĩnh.

Mẹ có thể nghe những bản nhạc du dương, êm ái giúp bé trấn tĩnh và thích thú hơn. Khi mở nhạc, mẹ có thể bật loa ngoài (chú ý đừng bật quá to), hoặc đeo headphone lên bụng để cho bé nghe nhạc. Mẹ sẽ cảm nhận thấy thai nhi máy hay hơi huých nhẹ vào bụng.

Bé sẽ rất thích được nghe giọng nói của mẹ. Theo phương pháp thai giáo giúp trẻ thông minh từ trong bụng mẹ, nói chuyện với bé sẽ giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ rất tốt. Mẹ có thể tự nói chuyện một mình, nói giọng vừa đủ, không quá nhỏ cũng không quá to; Kể chuyện thường ngày; Đọc một cuốn sách, tạp chí, đọc thơ hay thậm chí mẹ nói về những ước mơ, bé cũng rất thích.

Thai nhi 4 tháng tuổi rất thích nghe những bản nhạc nhẹ nhàng

Sợ thiếu calci

Ở tuần thai thứ 16, bé đã nặng khoảng 140gr và dài tầm 13cm từ đầu đến mông. Cơ thể bé đang tăng trưởng rất nhanh. Bộ xương dần chuyển từ sụn dẻo thành xương cứng. Bé có thể xoay chuyển các khớp, chân phát triển dài hơn cánh tay, cơ thể bé dài hơn, cái đầu bé xíu không còn là bộ phận to nhất của cơ thể bé nữa.

Thai nhi 4 tháng tuổi cần rất nhiều calci. Ở giai đoạn này, nhu cầu calci của phụ nữ mang thai là 1.000 mg/ngày. Nếu thiếu calci, thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ (suy dinh dưỡng bào thai), còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…

Dấu hiệu để mẹ nhận biết thiếu calci là: Đau nhức khắp cơ thể, tê bại hông, đau lưng, đau khớp, chuột rút, hạ calci huyết quá mức, co giật, bàn tay co rúm…

Vì thế, để thai nhi phát triển toàn diện, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều calci (như cá, thịt, sữa, phô mai, vừng…), uống bổ sung viên calci từ các sản phẩm thực phẩm chức năng dành cho phụ nữ mang thai.

Sợ đói

Từ tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, mẹ sẽ bớt ốm nghén, bớt buồn nôn khó chịu và ăn uống cũng cảm thấy ngon miệng hơn. Giai đoạn này, mẹ cũng cảm thấy hay đói hơn bởi đây chính là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng của bé, bé cần nhiều dinh dưỡng hơn. Thai nhi 16 tuần tuổi đã hình thành đầy đủ tất cả các bộ phận rồi, bây giờ bé cần nhiều dưỡng chất hơn để hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể và lớn lên.

Thiếu dinh dưỡng sẽ khiến con bị còi cọc, suy dinh dưỡng đó mẹ! Bởi vậy, mẹ cố gắng mỗi bữa ăn nhiều thêm một chút, nên uống sữa, ăn nhiều trái cây tươi mỗi ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng nên uống bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ thực phẩm chức năng giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ, hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi, giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, giảm thiểu nguy cơ dị tật thai nhi…

An An H+ (Tổng hợp)

Thực phẩm chức năng Viên bổ sung PreIQ

Giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ. TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở trẻ.

Truy cập website preiq.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP

* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ