- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Rau đắng biển là thảo dược được dùng để điều trị động kinh hàng nghìn năm nay
Thay đổi lối sống để giảm nhẹ các triệu chứng động kinh
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh động kinh?
Thực phẩm người bệnh động kinh cần tránh
Phòng co giật, động kinh sau đột quỵ: Cách nào?
Bacopa (Rau đắng biển)
Loại thảo mộc này từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng rau đắng biển có tác dụng giảm tần suất các cơn co giật. Nếu bạn có tiền sử bệnh phổi, thận hoặc bàng quang thì nên thận trọng khi dùng rau đắng biển.
Hoa cúc chamomile
Hoa cúc chamomile có thể được dùng như chất an thần để giảm các cơn co giật có liên quan đến stress. Bạn cần tham khảo bác sỹ để biết liều dùng chính xác, vì cúc chamomile có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc an thần khác và tương tác với một số loại thuốc.
Hoa cúc chamomile có tác dụng giảm các cơn co giật do stress
Cây kava
Loại thảo dược này thường được dùng như chất an thần giúp giảm các cơn co giật. Kava có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác và có thể gây tổn hại gan, do đó bạn chỉ nên uống khi được bác sỹ kiểm tra chức năng gan thường xuyên. Không được dùng kava nếu bạn mắc bệnh Parkinson.
Cây nữ lang
Loại thảo dược này có hai thành phần với tác dụng là chống co giật và an thần. Cũng như nhiều loại thảo mộc khác, nữ lang có thể tương tác với các thuốc khác (và chất cồn), do đó bạn cần tham khảo bác sỹ trước khi sử dụng. Nữ lang có thể được kết hợp với bạc hà chanh, một loại thảo mộc khác có tác dụng an thần.
Cây nữ lang giúp giảm căng thẳng thần kinh hiệu quả
Hoa lạc tiên
Hoa lạc tiên có tác dụng an thần rất nhẹ và nghiên cứu cho kết quả rất hứa hẹn, tuy mới được thử nghiệm chủ yếu trên chuột. Tuy nhiên hoa lạc tiên có thể tương tác với các thuốc an thần làm tăng buồn ngủ.
Câu đằng
Câu Đằng được xem là vị thuốc đầu bảng để điều trị các bệnh về rối loạn chức năng của hệ thần kinh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học câu đằng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi quá trình thoái hóa, lão hóa của tế bào. Đặc biệt, sau 6 tuần uống Câu đằng, các cơn co giật động kinh đã bị suy yếu đáng kể. Các nhà khoa học cho rằng trong Câu đằng có chứa một số acid amin và peptide, có thể giống như các tiền chất dinh dưỡng của các chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường có thể xảy ra trong các tế bào thần kinh. Đây là một phát hiện có ý nghĩa, có thể giúp làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa tế bào não.
Câu đằng là thảo dược hàng đầu để điều trị các bệnh ở hệ thần kinh
Thiên ma
Thiên ma - tên khoa học là Gastrodia elata Blume, bộ phận dùng làm thuốc là thân củ phơi khô. Nhắc đến Thiên ma không thể không nói đến "Tam kháng" + "Tam trấn": Tam kháng, có nghĩa là 3 chống: Chống động kinh, chống hôn mê và chống phong thấp; Tam trấn bao gồm trấn tĩnh, trấn kinh (chống co giật) và trấn thống (cắt cơn đau). Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, đã chứng minh Thiên ma đóng vai trò bảo vệ thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình oxy hóa, làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chức năng của tế bào thần kinh.
Ngoài những thảo dược hỗ trợ điều trị các cơn co giật do động kinh, người bệnh động kinh nên tránh các loại thảo dược có thể làm tăng các cơn co giật hoặc làm mất tác dụng của các loại thuốc điều trị động kinh khác. Các loại thảo dược này bao gồm:
- Bạch quả (ginkgo)
Người bệnh động kinh không nên sử dụng bạch quả
- Nhân sâm (ginseng)
- Acid gamma-linolenic (một loại acid béo có trong dầu hoa anh thảo và dầu lưu ly)
- Cây liễu trắng (white willow)
- Ma hoàng (ephedra)
Lưu ý: Tham khảo bác sỹ trước khi sử dụng các loại thảo dược nào. Cho dù là trà hay thực phẩm bổ sung, bạn vẫn luôn nên xin ý kiến tư vấn của bác sỹ trước khi bổ sung thảo dược vào chế độ điều trị. Bác sỹ có thể kiểm tra xem loại thảo mộc đó có khả năng tương tác với các loại thuốc đang dùng không, đồng thời cho bạn biết về các tác dụng phụ nếu có.
Thanh Tú H+ ( Tổng hợp)
Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Egaruta giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Bình luận của bạn