Hướng dẫn bổ sung magne đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu về tiêu hoá
Dấu hiệu "tố" cơ thể đang thiếu hụt magne
Ăn thực phẩm giàu magne giúp cải thiện tâm trạng
Hướng dẫn bổ sung magne đúng cách và an toàn
Lợi ích của magne với sức khỏe phái mạnh
Bổ sung magne tốt cho hệ tiêu hoá thế nào?
Cải thiện một số bệnh tiêu hoá
Những người bị rối loạn tiêu hóa như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và bệnh celiac có xu hướng có mức magne thấp hơn bình thường. Điều này là do sự hấp thu magne trong đường tiêu hóa giảm cũng như mất magne do tiêu chảy. Khi người bệnh Crohn có lượng magne thấp, các triệu chứng của bệnh thường gia tăng và chất lượng giấc ngủ cũng kém hơn. Lượng magne thấp còn làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, điều này làm tăng các triệu chứng viêm như bệnh viêm ruột. Do đó, bổ sung magne có thể giúp cải thiện một số vấn đề về tiêu hóa.
Làm dịu chứng ợ nóng và khó tiêu
Các loại thuốc chứa magne thường được sử dụng để điều trị các vấn đề tiêu hoá khó chịu như ợ nóng, khó tiêu. Ợ nóng là tình trạng acid dạ dày trào lên thực quản, gây cảm giác khó chịu và nóng rát ở vùng xương ức, ngực. Bổ sung magne giúp giảm chứng ợ nóng bằng cách trung hoà acid dạ dày dư thừa. Đây lý do magne là thành phần chính trong các sản phẩm kháng acid, như Pepcid (famotidine).
Ngoài ra, bổ sung magne, như magne oxide có lợi cho những người mắc chứng khó tiêu chức năng, còn được gọi là chứng khó tiêu mạn tính. Thực tế, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy việc dùng hàng ngày sản phẩm có sự kết hợp của một loại thuốc gọi là simethicone, cùng với than hoạt tính và magne oxide, trong 1 tháng có hiệu quả trong việc giảm mức độ các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng sau ăn, đầy hơi và đau dạ dày so với nhóm dùng giả dược. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu magne oxide có tác dụng tương tự khi sử dụng riêng lẻ hay không.
Giúp giảm táo bón
Chất bổ sung magne, như magne oxide là thuốc nhuận tràng có tác dụng thẩm thấu, có nghĩa là giúp giảm táo bón bằng cách hút nước vào ruột, làm tăng hàm lượng nước và thể tích phân, từ đó giúp đại tiện dễ dàng hơn.
Magne oxide được xem là phương pháp làm giảm táo bón ngắn hạn an toàn và hiệu quả cho người lớn và trẻ em. Thực tế, magne oxide đã được chứng minh là có hiệu quả tương đương với thảo dược senna trong việc giảm táo bón. Ngoài dạng magne oxide, các loại magne khác như mage sulfate và magne citrate cũng có thể có tác dụng.
Cần bao nhiêu magne mỗi ngày?
Tuỳ thuộc vào giới tính và độ tuổi mà nhu cầu magne khác nhau. Dưới đây là khuyến nghị về tổng lượng magne nên đạt được trong chế độ ăn uống (gồm từ thực phẩm và thực phẩm bổ sung) theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ:
Các loại chất bổ sung magne
Một số dạng chất bổ sung magne bạn có thể tham khảo như magne oxide, magne citrate và magne glycinate... Trong đó, một số loại phù hợp hơn với một số tình trạng sức khoẻ nhất định. Ví dụ, magne oxide hiệu quả trong làm giảm các triệu chứng táo bón, nhưng dùng không đúng cách có thể gây tiêu chảy. Magne citrate, magne glycinate và magne acetyl taurate và magne malate được cơ thể hấp thu tốt hơn các dạng magne oxide và magne sulfate. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khoẻ để được tư vấn về loại magne và liều lượng phù hợp với nhu cầu sức khoẻ.
Thực phẩm giàu magne
Magne có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Bạn nên ưu tiên tăng cường bổ sung magne từ chế độ ăn uống đa dạng với nhiều thực phẩm như rau chân vịt, hạt bí ngô, chocolate đen, hạt chia, đậu nành, đậu đen, gạo lứt, hạnh nhân, hạt điều.
Tác dụng phụ khi dùng chất bổ sung magne
Ngoài từ thực phẩm, bạn có thể cung cấp magne dưới dạng thực phẩm bổ sung. Lưu ý, tuy chất bổ sung magne thường an toàn và được dung nạp tốt, nhưng vẫn có thể gây các tác dụng phụ với các triệu chứng về tiêu hoá. Chẳng hạn magne oxide và magne chloride có liên quan đến các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng nhẹ. Nếu xuất hiện các triệu chứng khó chịu về tiêu hoá trong khi bổ sung magne, bạn có thể cần điều chỉnh liều lượng hoặc thử một dạng magne khác, dễ hấp thu hơn.
Uống quá nhiều magne, như magne oxide liều cao có thể dẫn đến nồng độ magne trong máu cao, gây nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là người bệnh thận.
Ai không nên dùng chất bổ sung magne?
Một số người dễ bị mức magne trong máu cao khi dùng thực phẩm bổ sung magne như người lớn tuổi mắc bệnh đường ruột và người bệnh thận. Ngoài ra, những người đang dùng một số loại thuốc, như thuốc huyết áp, thuốc hạ đường huyết nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung magne.
Bình luận của bạn