Những điều cần lưu ý kẻo “rước họa vào thân”

Việc tập luyện hay bổ sung dưỡng chất cũng cần phải đúng cách, đúng thời điểm mới mang lại tác dụng tốt cho cơ thể

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống sinh tố mỗi ngày?

Hệ miễn dịch khỏe mạnh nhờ tập thể dục đúng cách

Lời khuyên về dinh dưỡng khi tập thể dục giảm cân

Hướng dẫn đốt cháy calo mà không cần tập thể dục

Việc tập luyện, ăn uống hay dùng thuốc như thế nào cho đúng là điều không phải ai cũng nắm được. Bên cạnh việc phải tìm hiểu xem cơ thể mình đang cần gì, thiếu gì, bổ sung như thế nào, bạn nên chú ý vài điểm dưới đây để có được sức khỏe tốt.

1. Không uống thuốc bổ sau 9h tối
Thuốc bổ đóng vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ các chức năng, bồi dưỡng cơ thể, cung cấp năng lượng cần thiết. Tuy nhiên, quan điểm “ uống thuốc bổ không bổ bề ngang, cũng bổ bề dọc”, cùng lối suy nghĩ khi gần đi ngủ cơ thể thả lỏng, dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng trong thuốc, đã đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe.

Việc uống thuốc bổ sau 9h tối, khiến gan không được nghỉ ngơi, mà phải hoạt động hết công suất. Một lý do khác là khi này, cơ chế hoạt động của cơ thể diễn ra chậm chạp hơn nên sẽ khó hấp thụ hết dinh dưỡng trong thuốc bổ.

2. Không thể uống sinh tố thay cơm
Có nhiều công thức, chỉ dẫn rằng uống sinh tố cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin và dưỡng chất trong trong thực phẩm, sinh tố sẽ khiến bạn nhanh no bụng. Đây cũng là lý do khiến một số người lựa chọn sử dụng sinh tố thay cơm để giảm cân.

Tuy nhiên, theo New York Times, mặc dù chúng ta nạp vào cơ thể rất nhiều chất xơ từ sinh tố nhưng dạ dày lại tiêu hóa chúng rất nhanh.Việc các loại hoa quả giàu chất xơ đã bị xay nhuyễn làm mất đi phản xạ nhai. Trong khi theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc nhai thức ăn lại góp phần quan trọng vào quá trình tiêu hóa và có ảnh hưởng đến cảm giác no của chúng ta. Không chỉ vậy, việc tiêu hóa thức ăn lỏng cũng nhanh hơn thức ăn rắn; thức ăn càng tiêu hóa nhanh thì càng mau đói.

Chỉ uống sinh tố không thể giúp cơ thể no lâu và thậm chí còn bị thiếu dinh dưỡng

Chỉ uống sinh tố không thể giúp cơ thể no lâu và thậm chí còn bị thiếu dinh dưỡng

Đáng nói nữa là sinh tố chỉ cung cấp các chất xơ, vitamin, một số dưỡng chất có trong rau củ và các loại quả, vì vậy cơ thể sẽ thiếu hụt năng lượng. Bạn cần bổ sung thêm một chút protein, nó sẽ giúp bạn no lâu hơn, đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết tro cơ thể.

3. Không uống thuốc bổ với nước cam
Nước cam được ví như thức uống “thần tiên” khi bị bệnh, bởi nó giúp cung cấp vitamin C, tăng đề kháng, giúp cơ thể hồi phục một cách nhanh chóng khi bị bệnh. Thuốc bổ cũng giúp hồi phục chức năng bị suy yếu, thúc đẩy sự tái tạo và phát triển ở cơ thể người bệnh.

Tuy nhiên, việc kết hợp nước cam và thuốc bổ lại gây phản tác dụng. Khi uống nước cam cùng thuốc bổ sẽ giảm nồng độ thuốc từ 23 đến 28%. Theo Huffington Post, acid trong cam làm phá hủy cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm hiệu quả ở thuốc, bên cạnh đó cũng làm giảm lượng dưỡng chất hấp thụ vào cơ thể.

4. Uống quá nhiều nước
Các chuyên gia thường khuyên rằng nam giới nên uống 2 lít nước/ ngày, nữ giới uống 1,8 lít nước/ ngày. Tuy nhiên cũng phải căn cứ vào công việc, thời tiết để bù đắp lượng nước trong cơ thể. Nước đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa dưỡng chất, thúc đẩy máu đến các cơ quan, bảo vệ các khớp, bài tiết chất thải…

Việc bổ sung nước cũng cần đúng lượng cần thiết

Việc bổ sung nước cũng cần đúng lượng cần thiết

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt, uống nhiều nước sẽ tăng thêm “gánh nặng” cho thận, tăng áp lực nên tuyến thượng thận khiến bạn trở nên căng thẳng mệt mỏi. Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Đặc biệt, khi uống quá nhiều nước vào thời điểm muộn sẽ khiến não bị tê bì, xuất hiện tình trạng não “úng nước”. Bên cạnh đó, nếu bạn uống quá nhiều nước cùng một lúc sẽ cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn nhịp, khó thở, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn.

Vì vậy, cần uống đúng, uống đủ lượng nước phù hợp với cơ thể, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

5. Uống thuốc kháng sinh
Khi ốm chúng ta thường lựa chọn thuốc kháng sinh để nhanh chóng khỏi bệnh, bởi theo suy nghĩ nhiều người, thuốc kháng sinh sẽ “ tiêu diệt” mầm mống virus gây bệnh trong thời gian ngắn. Nhưng đó là hiểu lầm của hầu hết người dùng.

Theo các bác sĩ thuốc kháng sinh CHỈ dùng cho một số trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, không nên dùng bừa bãi, dùng nhiều, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bởi khi dùng kháng sinh chỉ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng trên virus cảm cúm hay sốt. Đồng thời, thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại, mà còn tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho cơ thể (vi khuẩn men tiêu hóa), “phá vỡ” nhiều vòng bảo vệ của cơ thể. Việc dùng thuốc kháng sinh quá nhiều gây ra hiện tượng nhờn thuốc (khi dùng thuốc không còn hiệu quả), ảnh hưởng của tác dụng phụ đến cơ thể (gây mệt mỏi, đau bụng, đau đầu..) và không hết bệnh.

6. Tập thể dục quá muộn
Tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe, hỗ trợ sức đề kháng, nhiều người tận dụng những khoảng trống thời gian để tranh thủ tập thể dục, kể cả tối muộn. Tập thể dục tối đem lại rất nhiều lợi ích, đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất như: giúp vào giấc ngủ nhanh, ngủ ngon hơn, giảm cân nhanh hơn khi tập muộn. Nhưng cũng cần lưu ý một số điều sau khi tập thể dục vào buổi tối :
- Không nên tập sát giờ đi ngủ, nó khiến thân nhiệt bạn tăng cao, tim đập nhanh khiến bạn khó ngủ. Bạn nên tập thể dục trong khoảng thời gian cách 2 tiếng trước khi đi ngủ.
- Không nên tắm ngay sau khi tập thể dục, khi tập thể dục thân nhiệt bạn tăng cao, nhịp tim chưa ổn định, lỗ chân lông giãn nở, việc tắm ngay lập tức có thể khiến bạn bị cảm hoặc đột quỵ. Hãy lưu ý điều này nếu muốn tập thể dục muộn nhé.

 
Nguyễn Huyền
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng