Triệu chứng báo hiệu mỡ máu cao không nên chủ quan

Mỡ máu cao có thể gây tắc, hẹp động mạch nuôi chân tay, gây thiếu máu chi

4 hệ lụy nguy hiểm của mỡ máu cao

Chiến lược kiểm soát mỡ máu cao an toàn, hiệu quả

Thực phẩm người bị mỡ máu cao nên kiêng

Mỡ máu cao kiêng ăn gì để ngừa biến chứng?

Thiếu máu cục bộ các chi do mỡ máu cao

Thiếu máu cục bộ ở chi (Critical Limb Ischemia - CLI) xảy ra do sự tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng, điều này làm giảm lưu lượng máu đi đến các chi (tay, chân và bàn chân) và dẫn tới các cơn đau dữ dội, nhức nhối, thậm chí là loét da vùng chân tay.

Cơn đau do CLI thường xuất hiện vào lúc nghỉ ngơi, thường ở chân và có thể đỡ đau khi giơ chân lên hoặc đứng dậy đi dạo. Nhiều người bị cơn thiếu máu chi còn đau nhức tới mức mất ngủ về đêm. Hiện tượng này cũng khiến bàn chân lạnh hơn các phần khác.

Theo khoa Giải phẫu, Đại học California, đau nhức chân do CLI có thể xảy ra do tăng cholesterol máu. Sự tích tụ của các mảng xơ vữa trong lòng mạch làm hẹp và tắc nghẽn mạch máu, giảm lưu lượng máu tới chân, tay.

Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế, làm xét nghiệm máu cần thiết để kịp thời can thiệp, kiểm soát mỡ máu. Bởi càng để lâu, bệnh sẽ càng nguy hiểm với nhiều hậu quả nghiêm trọng như loét, nhiễm khuẩn, hoại tử chi.

Nguyên nhân gây mỡ máu cao

Chế độ ăn nhiều cholesterol và chất béo bão hòa là một trong những nguy cơ dẫn tới mỡ máu cao

Chế độ ăn nhiều cholesterol và chất béo bão hòa là một trong những nguy cơ dẫn tới mỡ máu cao

Mỡ máu cao là bệnh lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân hàng đầu là chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Khi bạn ăn quá nhiều chất béo bão hòa, gan sẽ tổng hợp nhiều cholesterol, làm tăng chỉ số mỡ máu. Nguồn thực phẩm giàu chất béo bão hòa gồm: Mỡ bò, mỡ lợn, da gà; Sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, kem; Các loại dầu dừa, dầu cọ...

Nguyên nhân thứ hai là thói quen lười vận động, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, tăng chất béo xấu và giảm chỉ số cholesterol tốt HDL. Ngoài ra, việc lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia và căng thẳng, stress kéo dài cũng góp phần không nhỏ làm suy giảm sức khỏe tim mạch cũng như gây tăng mỡ máu.

Mỡ máu cao kéo theo nhiều biến chứng tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim cũng như tình trạng thiếu máu cục bộ kể trên. Tuy nhiên, quá trình mỡ máu tăng cao diễn ra âm thầm trong nhiều năm và không có dấu hiệu, triệu chứng rõ rệt. Chính vì vậy, bạn cần theo định kỳ kiểm tra chỉ số mỡ máu và một khi có chẩn đoán mỡ máu cao, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp điều chỉnh lối sống, chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát cholesterol.

Dùng thảo dược - Giải pháp hỗ trợ kiểm soát cholesterol, mỡ máu cao hiệu quả

 

Bên cạnh các thuốc tây y, kết hợp thảo dược phù hợp sẽ giúp người bệnh kiểm soát chỉ số mỡ máu trong giới hạn cho phép một cách bền vững. Các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cao lá sen giúp giảm cholesterol máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Cheng – Hsun Wu và cộng sự tại Trung Quốc cho thấy: “Dịch chiết lá sen có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, giảm sự tích tụ lipid. Đồng thời, dịch chiết lá sen còn có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA - là enzyme quan trọng giúp thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp cholesterol trong cơ thể, từ đó giúp giảm lipid máu hiệu quả”.

Để kiểm soát bệnh mỡ máu cao, bên cạnh việc thay đổi lối sống lành mạnh, người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hạ mỡ máu chứa cao lá sen mỗi ngày.

Trang Vũ

 

TPBVSK LIPIDcleanz - Dùng cho người rối loạn lipid máu

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

Số GPQC: 1033/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch