5 nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến đau thần kinh tọa

5 bài tập cải thiện đau thần kinh tọa hiệu quả

5 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau thần kinh tọa

Có nên dùng TPCN Bách Thống Vương giảm đau thần kinh tọa?

Giải pháp cải thiện đau thần kinh tọa hiệu quả, an toàn từ tự nhiên

Hầu hết các cơn đau thần kinh tọa là do các vấn đề ảnh hưởng đến rễ thần kinh L4, L5 hoặc S1. Dây thần kinh có thể bị nén hoặc kích thích, thường là do nó bị cọ xát bởi đĩa đệm, xương, khớp hoặc dây chằng. Kết quả là viêm làm cho các mô và dây thần kinh nhạy cảm hơn và khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Các chuyên gia cũng đã chỉ ra tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh tọa, hoặc các dây thần kinh ăn vào nó, có thể có một số nguyên nhân.

Thoát vị đĩa đệm

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm ở phần dưới của cột sống – đĩa trượt.

Đĩa đệm cột sống nằm giữa các đốt sống, nơi chúng hoạt động như đệm để giữ cho các đầu xương không chạm vào nhau. Các đĩa đệm chịu tất cả các lực đặt trên cột sống từ đi bộ, chạy, ngồi, xoắn, nâng và mọi hoạt động khác mà chúng ta làm. Đồng thời đĩa đệm cũng chịu áp lực từ ngã, va chạm và các tai nạn khác ảnh hưởng đến cột sống.

Khi chất nhầy trong đĩa cột sống phá vỡ lớp vỏ bên ngoài của đĩa và phình ra qua vết rách. Vết phình chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh

Khi chất nhầy trong đĩa cột sống phá vỡ lớp vỏ bên ngoài của đĩa và phình ra qua vết rách. Vết phình chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trở nên phổ biến hơn ở tuổi trung niên. Nó xảy ra khi chất nhầy trong đĩa cột sống phá vỡ lớp vỏ bên ngoài của đĩa và phình ra qua vết rách. Khi điều này xảy ra, có thể ảnh hưởng đến những dây thần kinh gần đó. Áp lực lên dây thần kinh khiến các tín hiệu bất thường được gửi đến não và bạn bị đau thần kinh tọa.

Hẹp ống sống

Ống sống bảo vệ tủy sống và các dây thần kinh dọc cột sống. Khi vấn đề hẹp ống sống xảy ra, các dây thần kinh có thể bị chèn ép, gây đau. Bởi vì các đốt sống thắt lưng phải chịu nhiều áp lực và hỗ trợ trọng lượng nhiều nhất nên theo thời gian ống sống hẹp dần theo tác động của lực, vì vậy chứng hẹp thắt lưng là diễn ra phổ biến nhất.

Ống sống bảo vệ tủy và các dây thần kinh dọc cột sống. Khi vấn đề hẹp ống sống xảy ra, các dây thần kinh có thể bị chèn ép, gây đau.

Ống sống bảo vệ tủy và các dây thần kinh dọc cột sống. Khi vấn đề hẹp ống sống xảy ra, các dây thần kinh có thể bị chèn ép, gây đau.

Thông thường, hẹp ống sống là do sự kết hợp của những thay đổi liên quan đến tuổi tác sau:

- Thoái hóa đĩa đệm

- Viêm xương khớp

- Vác vấn đề của dây chằng.

Hẹp ống sống có thể xuất hiện từ khi sinh ra nhưng tình trạng này hiếm gặp. Và ống sống có thể hẹp hơn một chút so với bình thường khi mới sinh, một tình trạng gọi là hẹp bẩm sinh. Bên cạnh đó, những thay đổi liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như phồng đĩa đệm nhẹ và viêm khớp, có thể gây ra các triệu chứng hẹp. Một số người có các triệu chứng này ở độ tuổi 40 hoặc sớm hơn. Chấn thương, khối u và dây chằng dày lên cũng có thể thu hẹp ống sống.

Thoái hóa cột sống

Các xương cột sống xếp chồng lên nhau, ngăn cách bởi các đĩa đệm. Trượt đốt sống xảy ra khi một xương cột sống trượt về phía trước so với xương bên dưới nó. Khi đốt sống L4 di chuyển đè lên đốt sống L5 có thể gây ra tình trạng ống sống bị gấp khúc dẫn đến chèn ép rễ thần kinh tọa và gây đau dây thần kinh tọa.

Thoái hóa đốt sống xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây tình trạng đau dai dẳng khi ngồi hoặc đứng quá lâu

Thoái hóa đốt sống xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây tình trạng đau dai dẳng khi ngồi hoặc đứng quá lâu

Trượt đốt sống là một phát hiện phổ biến khi thanh thiếu niên bị đau lưng dai dẳng khi ngồi quá lâu và ngồi sai tư thế một thời gian dài. Đồng thời, thoái hóa cột sống cũng thường do chấn thương hoặc khuyết tật bẩm sinh. Ở người lớn, trượt đốt sống thường do viêm xương khớp gây ra.

Tổn thương

Bản thân dây thần kinh hông dễ bị tổn thương do chấn thương hoặc tai nạn ảnh hưởng đến mông hoặc kéo căng gân kheo, một trong ba cơ ở mặt sau của đùi. Ngã, tai nạn và chấn thương thể thao có thể dẫn đến đau thần kinh tọa. Những người thuyên xuyên vận động mạnh hoặc làm công việc nặng tác động đến cột sống cũng có thể gây tổn thương.

Thai kỳ

Bà bầu bị đau thần kinh tọa đa phần trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) khi cả mẹ và em bé ngày càng tăng lên về cân nặng và kích thước. Tăng cân khi mang thai và trạng thái bị giữ nước trong cơ thể sẽ gây đè nén lên các dây thần kinh tọa đi qua xương chậu

Sự phát triển và to lên của ngực, bụng khiến cho trọng tâm thay đổi, tập trung về phía trước, làm tăng độ cong của cột sống. Điều này khiến cho các cơ bắp ở vùng chân và hông phải thắt chặt lại để chống lại trọng lượng cơ thể dồn về phía trước, từ đó đè ép các dây thần kinh

Ba tháng cuối thai kì, em bé trong bụng lớn dần chèn ép lên dây thần kinh phần lưng

Ba tháng cuối thai kì, em bé trong bụng lớn dần chèn ép lên dây thần kinh phần lưng

Bên cạnh đó, việc tử cung mở rộng của bạn có thể đè lên các dây thần kinh tọa ở phần dưới của cột sống. Đầu em bé có thể nằm trực tiếp lên các dây thần kinh khi em bé xoay mình ở tư thế thích hợp trong ba tháng cuối để chuẩn bị sinh. Quá trình này có thể gây ra đau nhiều ở mông, lưng và chân.

Nguyễn Huyền (Theo Harvard Health Publishing)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp