Thói quen nhỏ giúp bạn ngủ ngon hơn

Tình trạng mất ngủ có thể cải thiện nhờ thói quen sinh hoạt lành mạnh

4 thực phẩm giàu magne giúp bạn ngủ ngon, giảm căng thẳng

Những thói quen ăn uống ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

Biện pháp tự nhiên giúp cải thiện mất ngủ kéo dài

17 tư thế yoga giúp bạn dễ ngủ, có giấc ngủ ngon (phần 1)

Đi ngủ và thức dậy đúng giờ

Khối lượng công việc bộn bề hàng ngày khiến bạn khó có thể đi ngủ đúng giờ vào buổi tối. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo thiết lập một khung giờ ngủ và thức dậy cố định để cải thiện giấc ngủ.

Việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp đồng bộ hóa nhịp sinh học của cơ thể. Bạn nên đặt báo thức để rời giường vào 1 thời điểm cụ thể, đồng thời duy trì thói quen trong cả ngày nghỉ. Cơ thể bạn sẽ dần dần thích nghi với nhịp điệu này, giúp bạn đi ngủ đúng giờ vào ban đêm.

Phơi nắng hàng ngày

Ánh nắng mặt trời đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe và giấc ngủ

Nếu chất lượng giấc ngủ của bạn giảm sút nghiêm trọng trong thời gian giãn cách xã hội, hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để phơi nắng sớm (tại ban công, cửa sổ, khuôn viên nhà ở).

Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm có thể giúp mọi người dễ ngủ hơn vào ban đêm. Ánh sáng đóng vai trò quan trọng với nhịp sinh học, giúp cơ thể nhận biết khi nào nên nghỉ ngơi và khi nào nên thức dậy. Ánh nắng mặt trời cũng ảnh hưởng đến nồng độ melatonin - hormone có vai trò điều hòa giấc ngủ tự nhiên.

Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ

Hạn chế dùng các thiết bị điện tử trên giường để có giấc ngủ ngon hơn

Để có giấc ngủ sâu vào ban đêm, bạn nên tắt điện thoại, tivi, máy tính… ít nhất 1 tiếng trước giờ ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị trên có thể kích thích não bộ tỉnh táo hơn. Những nội dung giải trí, tin tức mà bạn theo dõi liên tục trong ngày cũng có thể khiến não bộ suy nghĩ lung tung, vẩn vơ thay vì nghỉ ngơi.

Tập thể dục đúng lúc

Vận động thể chất không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt. Thời điểm lý tưởng nhất là tập thể dục, chơi thể thao vào buổi sáng. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen tập thể dục vào chiều tối, hạn chế vận động mạnh trong vòng 2-4 tiếng trước giờ ngủ. Như vậy, cơ thể bạn có đủ thời gian để thư giãn, thả lỏng, sẵn sàng cho giấc ngủ sâu vào ban đêm.

Hạn chế chợp mắt sau 3h chiều

Sau một đêm ngủ chập chờn và không ngon giấc, nhiều người cố gắng chợp mắt, ngủ bù vào buổi chiều. Tuy nhiên, thói quen này tạo ra một vòng luẩn quẩn: Bạn khó ngủ vào ban đêm và lại mệt mỏi vào ngày hôm sau. Cách nghỉ ngơi hợp lý là 1 giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, giúp bạn tỉnh táo hơn vào buổi chiều.

Không đặt đồng hồ đối diện với tầm mắt

Nếu bạn chợt thức giấc vào ban đêm, việc nhìn đồng hồ sẽ càng khiến bạn trằn trọc, sốt ruột và tỉnh táo hơn. Bạn cũng không nên đặt đồng hồ đối diện với tầm mắt khi đang cố gắng ngủ trở lại.

Không nên uống rượu, cà phê trước giờ ngủ

Một hai ly rượu có thể tạo cảm giác thư thái và dễ ngủ. Tuy nhiên, nếu uống rượu bia trước khi ngủ, vài giờ sau bạn có thể thức giấc do đau đầu, nóng nực, đổ mổ hôi hoặc buồn đi vệ sinh. Đồ uống có cồn có thể cản trở giai đoạn ngủ REM, khiến chất lượng giấc ngủ bạn giảm sút nghiêm trọng.

Caffeine trong cà phê, trà và nước ngọt lại là chất kích thích giúp não bộ của chúng ta tỉnh táo. Do đó, nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên, hãy hạn chế uống cà phê sau 4h chiều, tránh uống rượu bia trong vòng 3 tiếng trước giờ ngủ.

Quỳnh Trang H+ (Theo Real Simple)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh