Phương pháp uống cà phê 3-1 có thể là một giải pháp đơn giản và hiệu quả để cải thiện tác dụng của caffeine và giảm sự phụ thuộc lâu dài.
Thay thế cà phê bằng matcha có thể giúp giảm lo âu
Podcast: Tại sao buổi sáng không nên uống cà phê quá sớm?
Vì sao bạn lại buồn ngủ sau khi uống cà phê?
Uống cà phê cần coi chừng tương tác với thuốc
Phương pháp uống cà phê 3-1 là gì?
Phương pháp 3-1 là một cách quản lý lượng caffeine bạn nạp vào cơ thể, cụ thể: bạn sẽ uống cà phê liên tục trong 3 tuần và sau đó tạm ngừng hoàn toàn trong 1 tuần. Tuần nghỉ xả hơi không caffeine này giúp cơ thể bạn làm quen lại độ nhạy cảm với caffeine, từ đó giúp bạn cảm nhận rõ rệt hơn tác dụng kích thích khi quay lại sử dụng.
TS. Lindsay Malone, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng và giảng viên tại Đại học Case Western Reserve (Mỹ), cho biết: "Dù chưa có bằng chứng khoa học cụ thể cho thấy quy tắc 3-1 là tối ưu, nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc luân phiên lượng caffeine tiêu thụ có thể giúp cơ thể nhạy cảm trở lại với caffeine." Bà cũng nhận định thêm rằng một tuần nghỉ sau vài tuần sử dụng đều đặn có thể khôi phục mạnh mẽ hơn hiệu ứng tỉnh táo của cà phê.
Tiến sĩ Dara Ford, Giám đốc chương trình Thạc sĩ Giáo dục Dinh dưỡng tại Đại học American (Mỹ), cũng đồng tình rằng phương pháp này có thể phù hợp với những người muốn giảm sự phụ thuộc vào caffeine hoặc cắt giảm lượng tiêu thụ tổng thể. Tuy nhiên, Ford cũng lưu ý rằng bạn có thể trải qua một tuần "cai caffeine" mỗi tháng với các triệu chứng khó chịu như đau đầu, mệt mỏi, cáu gắt và giảm tập trung.
Vì sao cơ thể lại dần “nhờn” caffeine?
Caffeine hoạt động bằng cách ức chế adenosine (một chất hóa học tự nhiên gây buồn ngủ) từ đó giúp bạn tỉnh táo hơn. Đồng thời, nó cũng làm tăng dopamine và các chất dẫn truyền thần kinh khác, giúp cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung.
Tuy nhiên, não bộ có cơ chế thích nghi: sau một thời gian, nó sẽ sản sinh thêm nhiều thụ thể adenosine. Điều này khiến caffeine trở nên kém hiệu quả hơn ở cùng một liều lượng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngày đầu tiên sử dụng caffeine thường mang lại hiệu ứng rõ rệt nhất, nhưng tác dụng sẽ giảm dần theo thời gian. Điều này lý giải vì sao nhiều người ban đầu chỉ cần một tách cà phê mỗi sáng để giúp tỉnh táo, nhưng dần dần tăng lên hai, ba hoặc nhiều hơn để duy trì hiệu quả tỉnh táo như ban đầu.
Dù vậy, TS. Malone cũng cho biết không phải mọi lợi ích của caffeine đều biến mất. Một số tác dụng như cải thiện tâm trạng hoặc tăng khả năng tập trung vẫn có thể duy trì khi sử dụng thường xuyên, tùy thuộc vào yếu tố di truyền, liều lượng và tần suất dùng.
Làm sao để thiết lập lại khả năng dung nạp caffeine của cơ thể?
Theo TS. Ford, có nhiều cách khác nhau để thiết lập lại khả năng dung nạp caffeine. Một trong số đó là dừng uống hoàn toàn, tuy nhiên điều này thường đi kèm các triệu chứng khó chịu kéo dài từ vài ngày đến một tuần hoặc hơn. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào từng người, nhưng một quá trình thiết lập lại hoàn toàn có thể mất từ một tuần đến một tháng.
TS. Malone khuyến nghị nên thử nghiệm với lịch trình nghỉ cà phê phù hợp với thể trạng của bản thân. Ví dụ như không uống cà phê sau 2 giờ chiều để đảm bảo giấc ngủ và giảm tích lũy caffeine trong cơ thể.
Nếu bạn muốn giảm dần sự phụ thuộc, TS. Ford gợi ý không cần ngưng hoàn toàn mà có thể bắt đầu bằng việc bớt đi một tách cà phê mỗi ngày. Bà chia sẻ: "Việc giảm từ từ có thể giúp cơ thể thích nghi nhẹ nhàng hơn so với việc cắt đột ngột."
Bình luận của bạn