Thủ tướng: Bộ Y tế không được để thiếu thuốc, thiết bị y tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho từng bộ ngành trong họp Chính phủ tháng 10.2022

6 chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh

Trẻ mắc cúm B có nguy hiểm không và dấu hiệu nhận biết

Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn, người khỏe cũng dễ ốm

5 lý do nên bổ sung bột sắn dây vào chế độ ăn uống

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 (ngày 29/10), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "càng khó khăn, càng phức tạp, càng có nhiều thách thức thì chúng ta càng phải đoàn kết, thống nhất, chia sẻ lẫn nhau. Nhà nước chia sẻ với người dân, doanh nghiệp; doanh nghiệp chia sẻ với Nhà nước cùng nhau vượt qua khó khăn. Chúng ta phải đoàn kết trong ngoài, đoàn kết nội bộ, đoàn kết trên dưới và phối hợp hết sức chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương" (Chinhphu.vn dẫn lời Thủ tướng).

Empty

Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (ngày 22/10), một số đại biểu đã chỉ ra việc quản lý nhà nước trong một số ngành, lĩnh vực còn bất cập, cho thấy sự lúng túng trong điều hành, xử lý tình huống. Nhất là trong sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn có sự “bộ này đổ cho bộ kia” được nêu ra khi đại biểu Quốc hội đề cập đến sự quản lý, điều hành đối với mặt hàng xăng dầu thời gian qua.

Box Chinh phu - SK+ 1-11-02

6 yêu cầu cụ thể về chỉ đạo, điều hành

Chỉ rõ các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng nhấn mạnh, "càng khó khăn, càng phức tạp, càng có nhiều thách thức thì chúng ta càng phải đoàn kết, thống nhất, chia sẻ lẫn nhau. Nhà nước chia sẻ với người dân, doanh nghiệp; doanh nghiệp chia sẻ với Nhà nước cùng nhau vượt qua khó khăn. Chúng ta phải đoàn kết trong ngoài, đoàn kết nội bộ, đoàn kết trên dưới và phối hợp hết sức chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương".

Thủ tướng nêu lên 6 yêu cầu cụ thể đối với công tác chỉ đạo, điều hành.

Thứ nhất là phải bám sát tình hình trên nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, lấy kết quả thực tiễn làm thước đo để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp.

 

Thứ hai, trong lãnh đạo điều hành, không chuyển trạng thái một cách đột ngột, không điều hành một cách giật cục, tôn trọng quy luật khách quan của thị trường, gồm quy luật cung cầu và cạnh tranh.

Thứ ba, phản ứng chính sách phải kịp thời, chính xác, hiệu quả và phải phối hợp kịp thời, hiệu quả giữa các bộ, ngành.

Thứ tư, thực hiện nhất quán chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước là không hình sự hoá các quan hệ dân sự nhưng cương quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, phải bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân theo quy định của pháp luật. Bảo vệ, khuyến khích người làm đúng, người làm ăn chân chính, hiệu quả.

Thứ năm, siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Cho rằng vừa qua, có nơi, có lúc kỷ cương hành chính còn chưa nghiêm, Thủ tướng lấy ví dụ, trong điều kiện hiện nay, có nhiều vấn đề đột xuất, bất ngờ, cần phải xin ý kiến góp ý của các bộ, ngành, nên việc trả lời phải khẩn trương, bảo đảm đúng thời hạn, theo quy chế làm việc, bởi "chậm 1-2 giờ, thậm chí 1-2 ngày là mất cơ hội, có khi từ tình hình bình thường chuyển sang phức tạp hơn".

Thứ sáu, dứt khoát phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám hành động, vì lợi ích chung; tăng cường giám sát, kiểm tra. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành.

Các bộ, ngành phải phối hợp chặt chẽ, hiệu quả

Đồng thời, Thủ tướng giao nhiệm cụ thể cho một số bộ, ngành. Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế.

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ động xây dựng phương án điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm chủ động, linh hoạt hiệu quả. Giữ ổn định, thúc đẩy phát triển hệ thống ngân hàng thương mại.

"Rất chia sẻ với ngành ngân hàng trong bối cảnh thế giới hiện nay lạm phát, tỷ giá, lãi suất tăng cao. Ba vấn đề này cùng với suy giảm kinh tế thế giới sẽ tác động, gây ra nhiều khó khăn cho chính sách tiền tệ", Chinhphu.vn dẫn phát biểu của Thủ tướng.

Bộ Tài chính kiểm soát tốt chi ngân sách, đẩy mạnh tiết kiệm chi. Nghiên cứu sửa đổi Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với tình hình.

Empty

Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ, thực hiện quyết liệt các giải pháp tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, phấn đấu bảo đảm thặng dư thương mại bền vững.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Bộ Giao thông vận tải phấn đấu khởi công 12 dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2 (2021-2025) vào cuối năm nay cũng như thông xe 4 tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (2017-2020).

Bộ Khoa học và Công nghệ phân tích, đánh giá kỹ việc thực hiện mục tiêu tăng năng suất lao động, đề ra giải pháp cụ thể.

"Các bộ, ngành, địa phương chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành trong lĩnh vực được phân công quản lý", Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu ông đặt ra cho các bộ, ngành. 

Diệu Vi - Ảnh: Lê Dương
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý