6 chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp ích cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ

Làm sao để đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ khi bạn ăn chay?

Làm sao để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết?

Vinamilk hướng đến mục tiêu chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho hàng triệu trẻ em và người cao tuổi tại Việt Nam

Tháp dinh dưỡng cho trẻ nhỏ: Hướng dẫn chế độ ăn uống cân bằng

Các chất dinh dưỡng có thể được chia thành 2 loại gồm: Chất dinh dưỡng đa lượng (gồm protein, chất béo, carbohydrate) và vi chất dinh dưỡng (gồm các loại vitamin, khoáng chất). Vì cả 2 nhóm này đều có các chức năng quan trọng trong cơ thể, nên bạn cần bổ sung cân bằng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Dưới đây là 6 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ trong tất cả các giai đoạn tăng trưởng:

1. Protein

Protein hay còn gọi là chất đạm góp phần lớn vào quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Chất dinh dưỡng này có vai trò xây dựng, duy trì và sửa chữa các mô cơ thể. Protein được tạo thành từ các acid amin, một số acid amin cơ thể không thể tự sản xuất nên trẻ cần hấp thụ từ thức ăn. Do đó, cha mẹ nên bổ sung thêm protein cho con thông qua các thực phẩm như: Thịt, gia cầm, cá, trứng và sữa. Bé cũng có thể nhận được protein từ các nguồn khác, bao gồm: Các loại đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch...

2. Chất béo

Chất béo giúp giữ cho các tế bào của trẻ luôn khỏe mạnh, chúng cũng có thể ngăn ngừa viêm và có vai trò chính trong việc duy trì độ ẩm, phục hồi da. Chất béo lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm giàu omega-3 giúp cải thiện sức khỏe, sự phát triển và tăng trưởng của não bộ. Một số thực phẩm giàu chất béo như: Sữa béo, sữa chua, phô mai, dầu olive, dầu dừa, quả bơ, cá, quả hạch...

3. Carbohydrate

Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động và sự phát triển ở trẻ nhỏ. Carbohydrate gồm có carbohydrate phức tạp và carbohydrate đơn giản. Trong đó, carbohydrate phức tạp mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và cũng là nguồn năng lượng ổn định hơn.

Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong thức ăn mà cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng

Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong thức ăn mà cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng

- Carbohydrate phức tạp có trong thực phẩm như bánh mỳ, mỳ ống...

- Carbohydrate đơn giản có trong thực phẩm như đường ăn hoặc đường lactose. Lactose là nguồn carbohydrate cung cấp năng lượng chủ yếu cho trẻ sơ sinh. Lactose thường có trong sữa mẹ hay sữa công thức.

Ngoài ra, các nguồn carbohydrate tốt từ thực phẩm gồm có: Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, lúa mỳ nguyên hạt); Rau củ chứa tinh bột như: Khoai tây, khoai lang, ngô, củ cải đường; Các loại đậu (đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan); Trái cây (chuối, cam, bưới, táo)...

Chúng ta đều biết carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể mà trẻ em cần với số lượng lớn. Thế nên, mẹ nên tránh các loại carbohydrate không tốt đã qua chế biến như: Bánh mỳ trắng, bánh ngọt, bánh quy... Vì chúng không chứa các chất dinh dưỡng có lợi và chất xơ.

4. Calci

Calci cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe và răng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, calci cũng rất quan trọng đối với việc sản xuất năng lượng, điều hòa hệ thống miễn dịch, chức năng thần kinh và tim mạch. Vì vậy, cha mẹ có thể bổ sung chất dinh dưỡng này cho trẻ qua các loại thực phẩm quen thuộc như: Sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi, hạt mè, rong biển, bông cải xanh, rau chân vịt...

5. Sắt

Sắt là một phần của hemoglobin, được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Sắt gồm có 2 dạng sắt heme (từ thực phẩm động vật - được hấp thụ tốt hơn) và sắt không heme (từ thực phẩm thực vật). Vitamin C có thể giúp làm tăng hấp thu sắt không phải heme. Cha mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ qua các thực phẩm như: Thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, các loại ngũ cốc, quả hạch, rau lá xanh đậm, đậu...

6. Vitamin C

Vitamin C là một loại vitamin không thể thiếu của sức khỏe. Không chỉ quan trọng đối với hệ miễn dịch, vitamin C giúp cơ thể chữa lành vết thương và giảm sự phát triển của vết bầm tím bằng cách tăng cường thành mạch máu. Ngoài ra, loại vitamin này giúp giữ cho nướu, răng khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển của xương. Một số thực phẩm giàu vitamin C gồm: Trái cây có mùi, kiwi, dâu tây, quả việt quất, bông cải xanh, cà chua, rau chân vịt...

 
Lê Tuyết (Theo goodhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ