Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn, người khỏe cũng dễ ốm

Nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển, gây các bệnh viêm đường hô hấp

Đất liền nhiều nơi ngày nắng, Biển Đông có bão số 7 mạnh dần

Đối tượng nào cần thận trọng với cúm B?

Người bị thiểu năng tuần hoàn não cần cẩn thận khi thời tiết thay đổi

Hệ miễn dịch khỏe mạnh nhờ tập thể dục đúng cách

Trước khi đón không khí lạnh vào giữa tuần, thời tiết miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội duy trì trạng thái nắng, có mây đan xen. Nhiệt độ cao nhất vào buổi trưa trong khoảng 28-31 độ C, nhưng về đêm và sáng se lạnh và có sương mù. Điều này khiến chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có thể lên đến gần chục độ. 

Theo BSCKII. Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, thời tiết ban ngày nóng bức, ban đêm và gần sáng nhiệt độ lại xuống thấp dễ khiến trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, hen suyễn.

BS. Tiến phân tích, ban ngày nóng bức nên trẻ thường mặc quần áo phong phanh. Vào ban đêm, khi trẻ không được giữ ấm cơ thể, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm khô lớp niêm mạc đường thở. Lớp niêm mạc này tổn thương khiến chức năng đào thải chất tiết bị tổn hại. Chất tiết dồn ứ trong đường thở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường hô hấp.

Năm nay, thời điểm giao mùa tạo điều kiện cho nhiều bệnh lây qua đường hô hấp như cúm A, cúm B, Adenovirus bùng phát bất thường. Trong thời tiết hanh khô và nhiều khói bụi, không chỉ trẻ nhỏ mà cả người trưởng thành cũng nhạy cảm với thời tiết hơn, xoang mũi dễ bị tổn thương và dễ bị mầm bệnh tấn công. Người cao tuổi, có bệnh lý nền về tim mạch cũng đối mặt với nguy cơ đột quỵ tăng cao khi trời trở lạnh.

Cho trẻ mặc đồ đủ ấm vào sáng sớm và buổi tối, khi nhiệt độ hạ thấp

Cho trẻ mặc đồ đủ ấm vào sáng sớm và buổi tối, khi nhiệt độ hạ thấp

Các bác sỹ khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết này, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cơ thể trẻ để tránh bị cảm lạnh. Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, cha mẹ cần điều chỉnh quần áo cho trẻ phù hợp. Trẻ đi học, ra đường vào buổi sáng nên mặc thêm áo khoác đủ ấm (có thể chắn gió, chống thấm nước), nhưng dễ cởi bớt khi con hoạt động, chạy nhảy khi ở trường. Phụ huynh cũng cần đảm bảo giữ ấm cả bụng và chân của trẻ khi ngủ vào ban đêm.

Điều này không có nghĩa là cho trẻ đắp càng nhiều chăn càng tốt. Tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) có thể xảy ra trong lúc ngủ do: Nhiệt độ phòng quá thấp hoặc quá cao; Trẻ bị tăng thân nhiệt do quấn quá nhiều quần áo, chăn to; Trẻ ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm.

Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý: Không trùm đầu trẻ khi ngủ; Không đặt trẻ nằm trên tấm đệm bị trũng xuống; Không sử dụng gối, đồ chơi nhồi bông, chăn có nhiều lông hoặc quá lớn ở khu vực ngủ của trẻ. 

Người lớn tuổi và người trưởng thành cũng nên mặc đủ ấm vào ban đêm, đủ mát vào ban ngày và bổ sung nước thường xuyên. Tránh hoạt động ngoài trời lạnh vào buổi sáng, nhất là khi vừa ngủ dậy. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân bằng, bạn có thể kết hợp tập thể dục và sử dụng thực phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch. 

Phụ huynh nên cho trẻ uống đủ nước, cung cấp đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Trẻ khi đến trường cần duy trì thói quen rửa tay thường xuyên. Bạn cần hướng dẫn con cách rửa tay để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ và giúp con bỏ tật xấu như mút tay, cắn móng tay, cho đồ chơi vào miệng.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp