Dùng hực phẩm bổ dương để sung mãn, tráng kiện cũng phải theo cơ địa và độ tuổi của từng người
“Ấy” thế nào là “đủ”?
“Sướng”... là gì?
Có ai "ân ái" cùng nhạc hay chưa?
Anh ơi, đừng... "nóng" quá!
"Kích thước" - Ám ảnh dai dẳng của quý ông
Lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y Việt Nam chia sẻ, có rất nhiều trường hợp tùy ý dùng các loại thực phẩm bổ dương, tráng thận, phục hồi sinh lực quá nhiều mà "cái ấy" hóa hỏng.
Trường hợp gần đây nhất, anh Trần Minh L. (36 tuổi, Hà Nội), thấy mình hơi "yếu" so với lúc trước, anh chia sẻ với mấy ông bạn và được mách nước là nên sử dụng các loại thực phẩm tăng cường bản lĩnh đàn ông như pín bò, ngựa, dê... Sau một thời gian sử dụng, anh chẳng những không "mạnh" mà "hàng họ" còn lâm vào tình trạng rối loạn. Khi đi khám, anh L. mới biết cơ thể mình có tính dương, cộng thêm việc anh liên tục sử dụng các loại thực phẩm bổ dương, vậy là cơ thể thiếu sự cân bằng, thừa dương trong người nên mới gây ra tình trạng này.
Lương y Trung cho biết: "Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là “bổ thận tráng dương” của y học cổ truyền nên cứ nghe thấy tiếng “bổ dương” là sử dụng vô tội vạ mà không cần hỏi ý kiến người có chuyên môn, cũng chẳng cần biết tình trạng cơ thể mình như thế nào, để rồi tốn tiền một cách vô ích hoặc chuốc lấy những hậu quả khôn lường".
Theo các lương y, hầu hết sản phẩm có lợi cho cánh đàn ông trong chuyện “gối chăn” hiện nay thường chỉ chú ý đến các vị bổ dương và thuần dương để chữa các chứng bệnh mang tính chất “thận dương hư suy”, trong khi thực tế, thuốc bổ loại này lại được chia làm bốn loại chính: Bổ khí, bổ huyết, bổ âm và bổ dương. Vậy nên, hậu quả là không ít người bị liệt dương, xuất tinh sớm, không xuất tinh là do sử dụng quá nhiều hoặc dùng nhầm loại thuốc bổ với cơ thể của mình.
Ông Trung nhấn mạnh, thực phẩm như pín bò, ngựa, dê, chim sẻ... là bổ dương, còn bồ câu, cá ngựa, hải sâm... là bổ âm. Có một số bài thuốc bổ dương, nhưng vẫn có thành phần cá ngựa là vì: "Cá ngựa ở dưới biển, thuộc hàn. Trong nước, có loại thuộc âm và dương. Loại thuộc dương chủ yếu có vảy, còn loại không vảy chủ yếu thuộc âm. Trong các bài thuốc bổ dương bao giờ cũng có các loại khác nhau, cho âm dương được cân bằng, hòa hợp".
Phép bổ thận là chữa thận hư nên cần phải thăm khám xem thận dương hư hay thận âm hư, thận khí hư, thận tinh hư để lựa chọn cho phù hợp và bồi bổ cho cân bằng, nếu không sẽ giống như trường hợp của anh Trần Minh L. tiền mất mà tật vẫn mang.
Dùng bài thuốc nào để bổ dương, tráng thận cũng phải theo cơ địa của từng người, phải được bắt mạch, khám tổng thể mới có thể đưa ra bài thuốc phù hợp. Khi bốc thuốc, kê đơn, thầy thuốc sẽ căn cứ vào thể trạng, độ tuổi để có toa phù hợp chứ không phải thuốc tốt với người này cũng đồng nghĩa tốt với người kia. Vì vậy, tẩm bổ tùy tiện rất dễ mua bệnh vào thân.
Bình luận của bạn