Gạo nếp có thực chữa được đau dạ dày?

Nhiều người bị đau dạ dày đã chọn cách ăn gạo nếp với hy vọng được hết bệnh

Ung thư dạ dày: Ai dễ mắc?

Khoai lang chữa viêm dạ dày, đái tháo đường

Dấu hiệu bạn bị nhiễm khuẩn H. pylori dạ dày

Phát hiện ung thư dạ dày bằng... hơi thở

Chưa có nghiên cứu khoa học

Theo dược sỹ Lê Thị Thanh - Công ty Dược IMS Việt Nam, trên thực tế chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh gạo nếp có thể chữa bệnh đau dạ dày, chỉ có một vài tài liệu của các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu cho thấy gạo nếp cẩm có tác dụng làm thuyên giảm các bệnh về tim mạch. Chính vì vậy, việc chữa bệnh bằng gạo nếp chỉ được áp dụng theo phương pháp dân gian truyền miệng chưa có nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy trong thực đơn dành cho người đau dạ dày tinh bột là món ăn không thể thiếu. Có thể vì thế mà gạo nếp được khuyến cáo dùng cho những người bị bệnh dạ dày.

Ngoài ra, nếu gạo nếp được coi là một phương thuốc để chữa bệnh thì cũng tùy theo cơ địa của mỗi người có thích hợp hay không mới đem lại hiệu quả, chứ không thể  cứ ăn vào hết bệnh. Bên cạnh đó, gạo nếp nóng, ăn nhiều dễ sinh mụn nhọt, khó tiêu, khiến cho gan, thận, dạ dày của người bệnh phải làm việc nhiều hơn, gây suy yếu gan, thận, tác dụng ngược.

Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng - Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội lại cho biết: Gạo nếp còn gọi là nọa mễ, đạo mề, giang mễ, nguyên mễ, là nhân của cây lúa nếp. Thành phần chính gồm có: Chất bột 75%, protein 6,7%, chất béo, calci, phospho, sắt, vitamin B1, acid fumalic, acid butanedioic... Cứ 100gr gạo nếp cho khoảng 350kcal. Gạo nếp có tính ôn, vị ngọt, trung ích khí, ấm tỳ vị, giải độc, tiểu về đêm nhiều rất tốt. Gạo nếp còn chứa nhiều tinh bột, giầu protein nên người mắc bệnh đau dạ dày, tá tràng ăn vào rất tốt, có tác dụng làm giảm nhẹ bệnh.

Ngoài ra, dân gian hay dùng cơm nếp nóng để chườm chữa tắc tia sữa cho sản phụ. Lấy cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân. Gạo nếp còn được dùng để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, đái tháo đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, chứng buồn nôn ở phụ nữ có thai...

Dùng gạo nếp đúng cách

- Gạo nếp là một loại chứa nhiều dinh dưỡng, tính nóng nếu ăn nhiều sẽ không mang lại hiệu quả, mà còn gây bệnh, nóng trong người, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, mọc nhiều mụn nhọt. Chính vì vậy, trung bình chỉ nên 2 lần/tuần. Mỗi lần chỉ ăn từ 30-50gr.

- Không ăn các loại gạo nếp lên men như gạo nếp cẩm vì nó có thể làm cho người bệnh nặng thêm. Bởi acid chính là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, bất cứ đồ ăn nào lên men đều không nên ăn.

- Ngoài ra, gạo nếp có tính ấm nên những người mang thể chất lạnh, người đang sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, trướng bụng thì không nên ăn. Thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp (amilopectin) lại gây khó tiêu, vì vậy không nên dùng nhiều gạo nếp cho trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người gan, thận quá suy nhược. Nếu muốn ăn thì tốt nhất trộn lẫn gạo nếp với gạo tẻ, nấu thành cháo ăn cho dễ tiêu.

Bài thuốc từ gạo nếp

Cách 1: Cháo gạo nếp táo tàu: Gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng. Ngày ăn từ 1-2 lần, giúp trị viêm dạ dày mạn tính và loét dạ dày. Hoặc có thể dùng gạo nếp thổi thành xôi ăn bình thường thay cho cơm tẻ cũng có tác dụng tốt.

Cách 2: Người viêm loét dạ dày, tá tràng nhiều khi thường thấy buồn nôn, khó chịu để hết cảm giác này có thể dùng: Gạo nếp 20gr sao vàng phối hợp với gừng tươi 2gr giã nhỏ, sắc với 200ml nước lọc, đem đun cho tới khi chỉ còn chừng 50ml nước là được. Uống mỗi ngày sẽ chữa được chứng buồn nôn, khó chịu do viêm loét dạ dày, tá tràng.

Cách 3: Gạo nếp 30gr tán thành bột rồi nấu lên thành hồ, cho thêm 30gr mật ong chế biến cho vừa ăn. Ăn nhiều lần trong ngày có tác dụng giảm đau bụng, hết buồn nôn, lợi mật, đỡ háo nước.

Thực đơn chuẩn cho người bệnh

Giai đoạn 1: Bắt đầu quá trình điều trị người bệnh chỉ nên uống sữa. Cứ 1-2 giờ/ lần, mỗi lần khoảng 100ml. Tổng năng lượng chỉ cần khoảng 1200kcal.

Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau có thể chuyển dần sang ăn cháo, súp. Mỗi lần ăn khoảng 100-150ml. Sau đó, có thể chuyển sang ăn những thức ăn mềm nhiều tinh bột như gạo nếp, cơm tẻ, bánh quy…

Giai đoạn 3: Tiếp tục 5-6 ngày ăn cơm hoặc các đồ ăn mềm dễ tiêu hóa, dễ nuốt có lợi cho các hoạt động co bóp dạ dày.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất