Làm thế nào để dự phòng ung thư phổi tái phát?

Ung thư phổi có thể tái phát trở lại sau thời gian điều trị khỏi

Thử nghiệm vaccine ung thư phổi đầu tiên sử dụng công nghệ mRNA

4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi

Những điều cần biết về ung thư phổi di căn

Các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay

Tái phát ung thư phổi xảy ra khi tế bào ung thư xuất hiện trở lại sau khi bệnh nhân đã kết thúc điều trị. Tế bào có thể tái phát cục bộ ở cùng nơi đã bắt đầu trước đây, ở các hạch bạch huyết gần phổi hoặc tái phát xa ở bộ phận khác.

Ngay cả với các phương pháp điều trị hiện đại ngày nay, người bệnh vẫn không khỏi lo lắng nguy cơ ung thư phổi tái phát.

Để giảm nguy cơ khối u tái phát cũng như cải thiện sức khỏe toàn diện, người bệnh đã điều trị ung thư phổi nên thực hiện một số biện pháp sau:

Cai thuốc lá

Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ tái phát ung thư phổi mà còn có thể gây ra các dạng ung thư khác. Đặc biệt, nếu bạn không cai thuốc lá, hiệu quả điều trị có thể giảm đi. Ví dụ, với người xạ trị, khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.

Bạn cũng cần tránh tiếp xúc với khói thuốc thụ động từ những người xung quanh.

Hạn chế tiếp xúc với chất gây ung thư

Tiếp xúc với hóa chất hoặc khói bụi làm tăng nguy cơ gặp các tổn thương ở phổi, dẫn đến ung thư

Tiếp xúc với hóa chất hoặc khói bụi làm tăng nguy cơ gặp các tổn thương ở phổi, dẫn đến ung thư

Một số hóa chất độc hại trong môi trường có thể khiến người đã điều trị ung thư phổi dễ tái phát. Khí hiếm radon, amiang, asen, hắc ín, một số dạng silica hoặc khói dầu diesel… là một số nhân tố có thể gây ra tình trạng này. Người có công việc đặc thù hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nên trao đổi với bác sĩ điều trị để có biện pháp can thiệp.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Tuy chưa có nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa chế độ ăn và nguy cơ tái phát ung thư phổi, người bệnh sau điều trị vẫn cần ăn uống lành mạnh. Dinh dưỡng cũng là yếu tố duy trì thể lực cho người bệnh khi điều trị.

Người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả tươi, đặc biệt là rau lá xanh đậm. Nên cắt giảm lượng thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn trong chế độ ăn; Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn và nước ngọt. Kiêng rượu bia là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc ung thư nói chung.

Quá trình điều trị ung thư phổi có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của người bệnh. Do đó, hãy cố gắng chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày.

Chăm chỉ vận động

Người bệnh sau điều trị ung thư phổi nên tập thể dục nhẹ nhàng rồi nâng dần cường độ

Người bệnh sau điều trị ung thư phổi nên tập thể dục nhẹ nhàng rồi nâng dần cường độ

Các phương pháp điều trị ung thư phổi có thể khiến người bệnh yếu đi, dễ hụt hơi và mệt mỏi. Khi đó, tập thể dục vừa sức có thể hỗ trợ cải thiện biến chứng sau điều trị, giảm nguy cơ tái phát ung thư phổi hoặc các dạng ung thư khác. Vận động thể chất cũng giúp tăng dung tích phổi, cải thiện sức bền và sức mạnh cơ bắp.

Trước khi lên kế hoạch tập luyện, tốt hơn hết bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình. Người mới phục hồi sau điều trị nên bắt đầu bằng bài tập đi bộ 5-10 phút mỗi ngày; Kết hợp các động tác hít thở sâu. Dần dần, bạn có thể tăng cường độ, thực hiện các bài tập kháng lực để cải thiện mật độ xương và tăng cơ bắp.

Thăm khám định kỳ

Sau khi điều trị ung thư phổi thành công, người bệnh vẫn cần thăm khám định kỳ. Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư phổi tái phát hoặc khối u ở các cơ quan khác.

Trong 2-3 năm đầu, người bệnh cần tái khám định kỳ 3 tháng/lần, sau khi sức khỏe ổn định có thể giảm tần suất.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ dự phòng ung thư phổi

 

Để nâng cao hiệu quả của các liệu pháp điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị ung thư phổi, nhiều người bệnh kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược chứa hoạt chất sinh học tự nhiên.

Tiêu biểu là sản phẩm thảo dược có thành phần hoạt chất lunasin chiết xuất từ đậu tương. Hoạt chất sinh học lunasin được nghiên cứu tại đại học Berkeley, Hoa Kỳ cho thấy hiệu quả 3 trong 1: Hỗ trợ phòng ngừa u phổi; Hỗ trợ ức chế sự phân chia và phát triển vô độ của tế bào u phổi; Hỗ trợ phòng ngừa di căn tế bào u phổi. Từ đó, hoạt chất này giúp tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị khối u, giảm nguy cơ tái phát sau điều trị ung thư phổi.

Lunasin được đưa về Việt Nam theo dự án chuyển giao công nghệ cấp Nhà nước DA 17/09 của Bộ Y Tế và được kết hợp với các thảo dược quý khác như cao khổ sâm bắc, chiết xuất thyme - cỏ xạ hương, cao hoàng kỳ, cao bán chi liên… để tạo nên viên uống thảo dược giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phòng chống khối u, ung thư.

Đặc biệt, sản phẩm này bền với acid dạ dày nên có thể sử dụng bằng đường uống tại nhà rất tiện lợi. Phương pháp này được coi là lựa chọn toàn diện cho bệnh nhân ung thư, có thể sử dụng trước, trong và sau quá trình điều trị ung thư phổi, giúp người bệnh sống vui, sống khỏe, giảm bớt nỗi lo tái phát sau phẫu thuật.

Quỳnh Trang

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

ĐT: 024.38461530 – 028.62647169

GPQC: 01504/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

*Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư