Hay bị tiết dịch mắt phải làm sao?

Cần thận trọng khi dịch mắt tiết bất thường

Đái tháo đường ảnh hưởng thế nào tới đôi mắt của bạn?

Mách bạn mẹo bảo vệ đôi mắt trong mùa mưa

Thói quen giúp trẻ có đôi mắt khỏe mạnh

Tiết dịch mắt là một vấn đề thường gặp và gây khó chịu cho nhiều người. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, điển hình như: Dị ứng, nhiễm trùng hoặc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.

Để đối phó với tiết dịch mắt bất thường đòi hỏi sự kết hợp các các biện pháp vệ sinh tốt, tránh các yếu tố kích thích và tìm kiếm sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa mắt khi cần thiết.

Tiến sĩ Uma Malliah, chuyên gia tư vấn cấp cao khoa Nhãn khoa tại Bệnh viện Indraprastha Apollo (New Delhi, Ấn Độ), đưa ra một số lời khuyên với người thường xuyên bị tiết dịch mắt như sau:

- Xác định dịch tiết: Bạn cần quan sát màu sắc, độ đặc và tần suất của dịch tiết. Chảy nước mắt, dịch trong suốt có thể cho thấy dị ứng hoặc viêm kết mạc do virus. Dịch màu vàng hoặc xanh lá cây có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng mắt.

 

- Thực hành vệ sinh tốt: Rửa tay kỹ trước khi chạm vào mắt để tránh nhiễm bẩn thêm. Tránh dụi hoặc chạm vào mắt quá nhiều vì điều này có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

- Chườm ấm: Cách làm này có thể giúp làm dịu kích ứng và cải thiện tình trạng khô mắt. Bạn dùng 1 chiếc khăn mềm sạch và nhúng vào nước ấm, sau đó nhẹ nhàng đặt lên mắt trong vài phút, lặp lại nhiều lần trong ngày.

- Giữ gìn vệ sinh mắt: Dùng bông gòn sạch hoặc gạc vô trùng ngâm trong dung dịch nước muối loãng để nhẹ nhàng lau sạch chất tiết ra từ mí mắt và lông mi của bạn. Đảm bảo rằng vải hoặc bông gòn được xử lý đúng cách để tránh tái nhiễm.

Tránh kính áp tròng: Nếu bạn đeo kính áp tròng, tốt nhất nên ngừng sử dụng cho đến khi hết tình trạng tiết dịch bất thường. Nếu bạn bị cận, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa mắt về các lựa chọn hoặc giải pháp thay thế.

- Tránh dùng chung vật dụng cá nhân: Để tránh lây nhiễm bệnh, bạn tránh dùng chung khăn tắm, khăn mặt, mỹ phẩm hoặc thuốc nhỏ mắt với người khác. Những vật dụng này có thể truyền vi khuẩn hoặc virus dẫn đến các biến chứng nặng hơn.

- Tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ: Nếu tình trạng tiết dịch mắt kéo dài, trầm trọng hơn hoặc kèm theo đau, đỏ, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng bạn cần tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ chuyên khoa mắt. Họ có thể chẩn đoán nguyên nhân cơ bản và kê đơn điều trị thích hợp, chẳng hạn như thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh.

- Các biện pháp phòng ngừa: Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng mắt, hãy duy trì sức khỏe tổng thể tốt, tuân thủ vệ sinh tay đúng cách và tránh chạm vào mắt khi không cần thiết. Tránh các chất gây dị ứng nếu viêm kết mạc dị ứng là nguyên nhân và cân nhắc sử dụng thuốc nhỏ mắt để giảm khô mắt.

Lê Tuyết (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt