Đái tháo đường ảnh hưởng thế nào tới đôi mắt của bạn?

Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân chính dẫn tới mù lòa ở người trưởng thành

Bệnh đái tháo đường và những khó khăn trong chuyện “chăn gối”

Đái tháo đường: Đường huyết ổn có cần chia nhỏ bữa ăn không?

Mối liên hệ giữa đái tháo đường và rối loạn mỡ máu

Tại sao người bệnh đái tháo đường nên dùng thuốc nhỏ mắt?

Dưới đây là một số biến chứng mắt ở người bệnh đái tháo đường bạn nên cảnh giác:

Nhìn mờ

Nhìn mờ có thể xảy ra khi đường huyết thường xuyên ở mức cao. Nguyên nhân là bởi đường huyết tăng cao có thể khiến thủy tinh thể bị sưng lên, từ đó ảnh hưởng tới tầm nhìn.

Để cải thiện tình trạng này, người bệnh đái tháo đường cần nhanh chóng tìm cách đưa lượng đường huyết trở lại phạm vi mục tiêu (trong ngưỡng từ 70 - 130mg/dL trước bữa ăn; Dưới 180mg/dL sau khi ăn từ 1 - 2 giờ). Có thể mất tới 3 tháng để tầm nhìn của bạn hoàn toàn trở lại bình thường.

Đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể - thấu kính tự nhiên trong mắt - cho phép bạn nhìn và tập trung vào các hình ảnh. Hiểu đơn giản, tình trạng đục thủy tinh thể xảy ra khi thấu kính đó bị vẩn đục, khiến bạn nhìn hình ảnh bị nhòe mờ đi, lóa mắt.

Bất cứ ai cũng có thể bị đục thủy tinh thể, nhưng người bệnh đái tháo đường có xu hướng dễ mắc bệnh hơn, bệnh cũng trở nặng nhanh hơn.

Để điều trị biến chứng mắt do đái tháo đường này, người bệnh có thể cần được phẫu thuật để thay thủy tinh thể.

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể

Tăng nhãn áp

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao gặp phải biến chứng tăng nhãn áp, có thể với nhiều dạng/nhiều loại khác nhau.

Theo đó, tăng nhãn áp xảy ra khi dịch lỏng (thủy dịch) tích tụ, từ đó làm tăng áp lực bên trong mắt. Điều này có thể làm hỏng dây thần kinh và mạch máu, đồng thời gây ra những thay đổi về thị lực.

Tăng nhãn áp có thể gây ra một số triệu chứng như nhức đầu, nhức và/hoặc đau mắt, nhìn mờ, hay chảy nước mắt, suy giảm thị lực… 

Điều trị biến chứng tăng nhãn áp có thể bao gồm dùng thuốc nhỏ mắt đặc biệt, thuốc uống hoặc phẫu thuật và điều trị bằng laser.

Theo đó, việc dùng thuốc có thể điều trị tăng nhãn áp góc mở - dạng phổ biến nhất trong số các dạng tăng nhãn áp. Theo đó, dùng thuốc có thể giúp làm giảm lượng thủy dịch, từ đó làm giảm áp lực trong mắt.

Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường, khả năng cao bạn sẽ gặp phải biến chứng tăng nhãn áp tân sinh mạch. Biến chứng này xảy ra khi các mạch máu mới phát triển trên mống mắt, gây ngăn chặn dòng chảy bình thường của thủy dịch và làm tăng nhãn áp.

Lúc này, việc điều trị có thể cần tới các biện pháp mạnh hơn, ví dụ như sử dụng tia laser để giảm số lượng mạch máu mới ở mống mắt, hoặc dùng thuốc tiêm kháng VEGF để làm chậm sự phát triển của các mạch máu trong mắt.

Biến chứng võng mạc đái tháo đường

 

Võng mạc là nhóm các tế bào ở phía sau mắt, giúp mắt tiếp nhận ánh sáng. Chúng có thể chuyển đổi hình ảnh thành các tín hiệu, sau đó dây thần kinh thị giác gửi đến não bộ để tạo thành hình ảnh chúng ta nhìn thấy được.

Ở người bệnh đái tháo đường, các mạch máu nhỏ ở võng mạc bị tổn thương do lượng đường trong máu tăng cao. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể bị suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Mắc đái tháo đường càng lâu, bạn càng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng mắt nguy hiểm này.

Kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp và nồng độ mỡ máu có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa biến chứng võng mạc đái tháo đường.

Biến chứng mắt ở người bệnh đái tháo đường: Khi nào cần đi khám?

Nhìn chung, người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên khám sức khỏe tổng quát định kỳ, đặc biệt là khám mắt hàng năm để có thể phát hiện sớm phát hiện được các biến chứng nguy hiểm để sớm được can thiệp và điều trị kịp thời. 

Tuy nhiên, nếu nhận thấy các triệu chứng như xuất hiện điểm đen trong tầm nhìn, thấy ánh sáng nhấp nháy (khi nhìn về nguồn sáng), mờ mắt… tốt hơn hết bạn nên đi khám ngay lập tức.

Vi Bùi (Theo Webmd)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt