Thực trạng bệnh lý đột quỵ não trên toàn thế giới

Tỷ lệ đột quỵ toàn cầu gia tăng đáng kể trong 20 năm qua

Bị run chân tay sau tai biến phải làm sao?

Cảnh giác biến chứng đột quỵ do mỡ máu cao

Podcast: Nguy cơ tai biến, đột quỵ do hẹp động mạch cảnh

Hà Nội: Nam thanh niên bất ngờ đột quỵ khi chơi thể thao ngoài trời lạnh

Đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai, nguyên nhân gây tử vong và tàn tật đứng thứ ba trên thế giới (được thể hiện qua số năm sống khỏe bị mất, viết tắt là DALYs). Chi phí toàn cầu ước tính cho đột quỵ não là hơn 721 tỷ đô la Mỹ (chiếm 0,66% GDP toàn cầu).

Từ năm 1990 đến năm 2019, gánh nặng bệnh tật (theo số ca bệnh) đã tăng đáng kể (70% số ca mới, 43% số ca tử vong do đột quỵ), với phần lớn gánh nặng nằm ở các nước thu nhập thấp và trung bình thấp (LMIC).

Dữ liệu dựa trên Tờ thông tin Đột quỵ toàn cầu 2022 của Tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO) - Thiết kế: Lê Dương/Sức khỏe+

Dữ liệu dựa trên Tờ thông tin Đột quỵ toàn cầu 2022 của Tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO) - Thiết kế: Lê Dương/Sức khỏe+

Theo nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu năm 2019, tổng số năm sống khỏe bị mất (DALYs) do đột quỵ ở nam giới là 77 triệu, cao hơn so với nữ giới là 66 triệu. Tuy nhiên, số ca mới mắc và đang mắc đột quỵ ở nữ giới lại cao hơn.

Tỷ lệ tử vong liên quan đến đột quỵ không chênh lệch đáng kể giữa hai giới. Dù vậy, tỷ lệ tử vong và DALY theo độ tuổi chuẩn hóa ở nam giới lại cao hơn so với nữ giới.

5 yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ

1.    Huyết áp tâm thu cao: Chiếm 55,5% tổng DALYs do đột quỵ.

2.    Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao: 24,3%.

3.    Chỉ số đường huyết lúc đói cao (FPG): 20,2%.

4.    Ô nhiễm không khí do bụi mịn: 20,1%.

5.    Hút thuốc lá: 17,6%.

Tỷ lệ số năm sống khỏe bị mất (DALYs) do đột quỵ theo nhóm nguy cơ

Nguy cơ chuyển hóa (huyết áp cao, BMI cao, FPG cao, LDL-cholesterol cao và rối loạn chức năng thận): 70,3% (70,3% ở nữ và 70,1% ở nam).

Nguy cơ chế độ ăn uống (chế độ ăn nhiều natri và thịt đỏ; Ăn ít trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám; Uống rượu): 30,0% (27,5% ở nữ và 32,1% ở nam).

Nguy cơ hành vi (hút thuốc lá và chế độ ăn uống): 46,6% (37,0% ở nữ và 54,6% ở nam).

Nguy cơ môi trường (nhóm ô nhiễm không khí, nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao và phơi nhiễm chì): 37,3% (36,0% ở nữ và 38,4% ở nam). 

Thống kê cũng cho thấy, từ năm 1990 đến 2019, tỷ lệ đóng góp của nguy cơ hành vi, chế độ ăn uống và môi trường đã giảm đáng kể. Trái lại, tỷ lệ đóng góp của rủi ro chuyển hóa, đặc biệt là do BMI cao và FBG cao lại có xu hướng tăng.

 
Quỳnh Trang (Theo Tổ chức Đột quỵ Thế giới)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch