Trà rễ cây nữ lang giúp giảm căng thẳng, lo lắng
Kết hợp rễ cây nữ lang và melatonin để chữa mất ngủ có an toàn?
Sự thật ít biết về tinh dầu nữ lang
Nữ lang - Thảo dược của những giấc mơ vàng
Nữ lang - Thảo dược của những giấc mơ vàng
Từ lâu, rễ cây nữ lang đã được sử dụng như một loại thuốc an thần nhẹ. Giống như nhiều biện pháp điều trị bằng thảo dược khác, rễ cây nữ lang cũng thường được dùng kết hợp với một số loại thảo mộc, thông thường có các thành phần có tác dụng tương tự nhau.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống trà rễ cây nữ lang giúp bạn thư giãn, dễ ngủ hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Uống trà rễ cây nữ lang giúp bạn ngủ tốt hơn
Bên cạnh đó, uống trà rễ cây nữ lang còn mang lại cho bạn những lợi ích sau:
Giảm lo lắng, căng thẳng, tức giận
Trong rễ cây nữ lang có nhiều hợp chất giúp làm dịu và an thần, giúp bạn giữ bình tĩnh và tập trung hơn.
Giảm trầm cảm
Nếu thường xuyên phải làm việc trong môi trường văn phòng nhàm chán, hãy thử uống trà rễ cây nữ lang để cải thiện tâm trạng.
Giảm đau đầu
Rễ cây nữ lang có tác dụng giúp làm giảm đau đầu (đặc biệt là đau đầu do căng thẳng), đau nửa đầu, viêm khớp và đau cơ bắp.
Cải thiện khả năng ghi nhớ
Rễ cây nữ lang khô có thể giúp tăng lưu thông máu, cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ, cải thiện một số kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ em và người già.
Cải thiện thị giác
Trà rễ cây nữ lang cũng được biết tới với khả năng cải thiện thị giác.
Ngủ ngon, không mỏi mệt
Uống trà rễ cây nữ lang là một biện pháp an toàn và tự nhiên giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thay vì uống các loại thuốc ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi vào sáng hôm sau, cũng như nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, hãy thử chuyển sang uống trà rễ cây nữ lang.
Cây nữ lang là một loài thực vật có hoa trong họ Kim ngân. Nữ lang thường có hoa nhỏ, màu hồng nhạt hoặc trắng, mùi thơm dễ chịu. Cây nữ lang thường được dùng để làm trà, làm thuốc do có khả năng chống hồi hộp, mất ngủ. Các bộ phận cây dùng để làm thuốc thường bao gồm hoa (thu hoạch vào tháng 7 – 8), rễ cây (tháng 10).
Ở Việt Nam, cây nữ lang thường mọc tại các dãy núi cao trên 1.000m, thông thường là ở các tỉnh miền núi phía Bắc như khu vực vùng núi cao Sapa (tỉnh Lào Cai), vùng núi cao của tỉnh Yên Bái, Lai Châu.
Bình luận của bạn