SUCKHOE+ | Trà xanh từ lâu đã được xem là thảo dược lành tính, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gần đây, nhiều người quan tâm đến việc sử dụng trà xanh để hỗ trợ điều trị vảy nến – một bệnh lý da liễu mãn tính. Vậy liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả?
Không chỉ là loại trà quen thuộc giúp thanh nhiệt, giải độc, trà xanh còn chứa nhiều hoạt chất sinh học có lợi, góp phần hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về da. Đặc biệt, với những người mắc vảy nến – một bệnh mạn tính liên quan đến rối loạn miễn dịch và viêm da kéo dài – trà xanh được đánh giá là giải pháp hỗ trợ hiệu quả nhờ các lợi ích nổi bật như:
- Trà xanh chứa nhiều hoạt chất sinh học quý như polyphenol và EGCG (epigallocatechin gallate) – một loại catechin mạnh có tác dụng chống oxy hóa, giúp tái tạo tế bào da, làm chậm quá trình lão hóa và tiêu diệt các gốc tự do. Nhờ đó, trà xanh có khả năng giảm viêm, làm dịu da kích ứng, đồng thời hỗ trợ kiểm soát quá trình tăng sinh tế bào – một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bong tróc, sừng hóa ở người bị vảy nến.
- Trà xanh giúp làm chậm quá trình sản sinh tế bào da bằng cách điều hòa caspase 14 – enzyme liên quan đến vòng đời của tế bào da.
- Trà xanh có tác dụng kháng khuẩn: Nhờ hoạt chất polyphenol, trà xanh có tác dụng như một chất tẩy rửa tự nhiên, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng da do vi khuẩn.
- Trà xanh giàu vitamin B2 (hỗ trợ sản sinh collagen, duy trì độ đàn hồi da) và vitamin E (giữ ẩm, làm mềm da). Ngoài ra, trà xanh còn chứa các khoáng chất như kali, magne, kẽm… tốt cho cơ thể và làn da.
Hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến bằng trà xanh
Cách sử dụng trà xanh với người bị vảy nến khá đơn giản. Bạn có thể áp dụng như sau:
- Uống nước lá trà xanh: Bạn lấy lá trà xanh tươi rửa sạch, đun sôi cùng với nước để uống trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể lấy trà khô hãm với nước sôi để uống.
- Tắm bằng nước trà xanh: Bạn hãy rửa sạch lá trà xanh tươi, đun sôi để lấy nước, sau đó pha loãng với nước mát để tắm. Trong khi tắm, bạn có thể dùng bã trà nhẹ nhàng chà lên vùng da bị vảy nến nhằm loại bỏ tế bào chết.
Cũng cần lưu ý không nên uống quá nhiều hoặc uống vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ, bồn chồn. Tránh uống trà xanh lúc đói để không bị cồn cào, chóng mặt. Không nên uống trong bữa ăn vì có thể cản trở hấp thu sắt. Chỉ nên pha đủ dùng trong ngày, tránh để qua đêm sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh việc sử dụng trà xanh, nhiều người bệnh vảy nến còn lựa chọn kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, giúp tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, điều hòa miễn dịch và cải thiện triệu chứng hiệu quả hơn. Trong đó, sản phẩm với thành phần chính từ cây sói rừng kết hợp cùng thổ phục linh, hoàng bá, nhũ hương… đã được nghiên cứu lâm sàng và chứng minh hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh vảy nến. Do đó, người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm này để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Thu Kiều
TPBVSK Kim Miễn Khang - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến...) - TOP 10 thương hiệu mạnh Quốc gia
Với thành phần chính từ cây Sói rừng, TPBVSK Kim Miễn Khang hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng trong các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến…
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC
ĐT: 024.38461530 - 028.62647169
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn