4 cách chống lại căn bệnh trầm cảm

Bày tỏ tình cảm hay cùng nhau dạo bộ là cách mà các cặp đôi giúp nhau chống lại căn bệnh trầm cảm (ảnh Pixabay)

Yếu tố đáng ngạc nhiên làm tăng nguy cơ trầm cảm

Huyết áp thấp làm tăng nguy cơ trầm cảm

7 dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm sau sinh

Câu chuyện một bà mẹ bỉm sữa bị trầm cảm sau sinh chỉ vì… rạn da

Hầu hết mọi người đều dễ cảm thấy chán nản, bi quan khi trải qua những đau thương, mất mát. Cảm xúc này sẽ phai mờ dần theo thời gian. Tuy nhiên, với một số người, chúng lại trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm xuất hiện.
Một nghiên cứu thuộc Đại học Alberta (Mỹ) được công bố trên tạp chí Các mối quan hệ xã hội năm 2016 cho thấy, sự quan tâm, cách thể hiện tình yêu thương sẽ giúp giảm và ngăn chặn sự phát triển trầm trọng hơn các triệu chứng của trầm cảm. 
Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách phỏng vấn 135 cặp vợ chồng, trong đó 1 hoặc cả 2 người đều có tiền sử trầm cảm. Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, triệu chứng trầm cảm của người này có thể gây ra các phản ứng tiêu cực ở người còn lại và các cặp vợ chồng phải đấu tranh nhiều trong hơn giao tiếp và cả trong tình dục. Các nhà nghiên cứu cũng tập trung nhiều vào cách thức giao tiếp giúp họ giải quyết các vấn đề do trầm cảm đem lại và nhận thấy rằng, chính sự quan tâm của người còn lại giúp bệnh nhân trầm cảm dễ dàng thoát khỏi cảm xúc tiêu cực hơn.
Trong một nghiên cứu được thực hiện trước đó, các nhà nghiên cứu đã quan sát/phỏng vấn trên 1.400 cặp vợ chồng trong 6 năm với những cảm giác chán nản, lòng tự trọng và sự hỗ trợ lẫn nhau. Nghiên cứu này cũng ghi nhận kết quả tương tự, sự hỗ trợ của vợ/chồng/bạn tình sẽ giúp người bệnh không chỉ cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn giúp họ có nhiều cảm xúc tích cực hơn.
Sự quan tâm, chăm sóc sẽ giúp bệnh nhân trầm cảm có nhiều cảm xúc tích cực hơn
Hai nghiên cứu trước đó nữa cũng đã tìm kiếm giải pháp cho các dấu hiệu trầm cảm ở nam giới và nữ giới. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng, sự hỗ trợ từ đối tác sẽ giúp họ giảm tình trạng trầm cảm, giảm căng thẳng, tăng cảm xúc tích cực. Đặc biệt với nam giới, sự hỗ trợ từ vợ/bạn tình còn giúp họ tăng lòng tự trọng của mình và giảm tình trạng trầm cảm trong tương lai.
Tổng hợp các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã đưa ra 4 giải pháp nhằm hướng dẫn cách hỗ trợ những người rơi vào trạng thái trầm cảm như sau:
"Sự hỗ trợ vô hình"
Matthew Johnson - trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: Nó đơn giản chỉ là một cử chỉ hữu ích như rửa chậu bát, giúp dọn giường ngủ... Những cử chỉ quan tâm, chăm sóc - không cần gây sự chú ý, có thể giúp người bệnh giảm bớt sự buồn chán và chán nản mà họ đang phải trải qua.
Đi bộ/đi dạo ngoài trời
"Đi bộ/đi dạo ngoài trời là những gì mà vợ/chồng/bạn tình của bạn cần để giảm căng thẳng, tăng cảm xúc tích cực", Johnson cho biết. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2014 cho thấy, được hít thở không khí trong lành sẽ giúp bệnh nhân trầm cảm cảm thấy tốt hơn, có tâm trạng tích cực hơn. 30 phút đi bộ, không cần mỗi ngày, trong công viên, trong một khoảng không rộng... có thể giúp bệnh nhân trầm cảm thoát khỏi tâm trạng u uất.
Tập thể dục
Tập thể dục là tốt cho trái tim và tốt cho tâm trạng. Một nghiên cứu năm 2004 cho biết việc tập thể dục làm giảm các triệu chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình tốt hơn là thuốc chống trầm cảm. Các bài tập thể dục giúp tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh, endorphin và endocannabinoid... để giảm bớt chứng trầm cảm; Giảm các hóa chất của hệ thống miễn dịch có thể làm trầm cảm trầm trọng hơn; Và tăng nhiệt độ cơ thể, có thể có hiệu ứng làm dịu tâm trạng, theo Mayo Clinic. Tập thể dục cũng là một cách tuyệt vời để giúp đối tác của bạn lấy đi những lo lắng của mình. Đó là một sự phân tâm mà có thể giúp họ thoát khỏi những suy nghĩ xấu lặp đi lặp lại làm trầm cảm. Các chương trình tập thể dục không chính thức, như đi dạo, giúp cải thiện tâm trạng.
Lòng biết ơn
Khi đối tác của bạn có blues, giúp họ nhìn vào những điều tích cực trong cuộc sống. Theo một nghiên cứu năm 2011, tính các phước lành, lạc quan, các hành vi thiện chí ngẫu nhiên, trong số những người khác, có ảnh hưởng đáng kể đến trầm cảm. Đây được gọi là "can thiệp hoạt động tích cực." Họ dạy những người bị trầm cảm để nâng cao nhận thức tích cực, cảm xúc và hành vi của họ.

Quan tâm, chăm sóc và phát hiện sớm các dấu hiệu trầm cảm sẽ giúp người bệnh được điều trị đúng cách.
Các dấu hiệu sớm của trầm cảm bao gồm: Cảm giác buồn chán, trống rỗng; Khó tập trung suy nghĩ, hay quên; Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì; Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều; Hay cáu gắt, giận dữ; Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày...


PV H+ (Theo Medical daily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh