Trẻ em béo phì dễ mắc các bệnh về da
Chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm
Mụn sữa và chàm sữa ở trẻ phân biệt thế nào?
Lưu ý khi giặt quần áo đối với người bệnh chàm
Giấm táo có giúp giảm các triệu chứng của bệnh chàm?
Các nhà khoa học đã phân tích hơn 2,1 triệu trẻ em Hàn Quốc trong vòng 11 năm (từ năm 2009 đến năm 2020) và phát hiện ra rằng, trẻ em thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh chàm (hay còn gọi là viêm da dị ứng) cao hơn.
Trong báo cáo đăng trên Tạp chí y khoa Investigative Dermatology (Mỹ) ngày 21/8, các nhà khoa học cho rằng trẻ em giảm cân và đạt được cân nặng khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh chàm thấp hơn.
Tiến sĩ Seong-Joon Koh, làm việc tại Đại học Y khoa Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) và tác giả tham gia nghiên cứu, cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi ủng hộ tầm quan trọng của việc duy trì cân nặng khỏe mạnh ở trẻ em. Cân nặng khỏe mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh chàm”.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cứ 5 trẻ em ở quốc gia này thì có 1 trẻ bị thừa cân hay béo phì.
Tiến sĩ Seong Rae Kim, nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), cho biết các nghiên cứu trước đây đã xem xét mối liên hệ giữa tình trạng béo phì ở trẻ em và các bệnh về da. Kết quả cho thấy, tình trạng béo phì ở trẻ em có thể góp phần gây ra các bệnh về da như bệnh chàm và vảy nến. Việc duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các vấn đề về da này.
Để kiểm soát cân nặng và hạn chế những rủi ro về sức khỏe, trẻ thừa cân hay béo phì cần đến khám với các chuyên gia khoa nhi để có giải pháp can thiệp kịp thời. Điều quan trọng là cha mẹ cần tạo cho trẻ một lối sống khoa học, tăng cường vận động thể chất và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để giảm cân lành mạnh. Trẻ béo phì vẫn cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần cân đối, đa dạng các nhóm thực phẩm như: Tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc); Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...); Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật); Vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả tươi...).
Không có chế độ ăn kiêng nào được xem là chế độ ăn uống tốt nhất để điều trị béo phì. Tuy nhiên, có một số hướng dẫn chung để giảm cân lành mạnh, bao gồm: Tăng cường ăn rau xanh và trái cây, bổ sung chất xơ vào bữa ăn, hạn chế tối đa thức ăn nhanh, tránh ăn đồ ngọt và đồ uống có đường.
Bình luận của bạn