Làm gì khi trẻ bị đau bụng?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng

Đau bụng, buồn nôn do viêm dạ dày: Bệnh từ miệng

Đau bụng buồn nôn là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Căng thẳng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa cho trẻ tự kỷ

Triệu chứng đau bụng và chứng táo bón ở trẻ em

Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ

Ngộ độc thực phẩm: Khi bị ngộ độc thực phẩm trẻ thường có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và thường bị sốt. Triệu chứng đau vụng thường xuất hiện sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1h.

Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng như viêm amidan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan hoặc nhiễm trùng đường tiểu có thể khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi. 

Viêm ruột thừa: Trẻ bị viêm ruột thừa thường bị đau ở hố chậu phải, lúc đầu đau nhẹ, sau đó đau tăng lên, đau liên tục, kèm theo đau thường có buồn nôn, nôn, sốt nhẹ...

Trẻ thường bị đau bụng dữ dội khi bị viêm ruột thừa

Nhiễm trùng đường ruột: Khi bị nhiễm trùng đường ruột trẻ bị đau bụng dữ dội, có dấu hiệu kèm theo sốt nhẹ hoặc nặng, buồn nôn và nôn. Trẻ có thể bị tiêu chảy, đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày dẫn tới mất nước, người xanh xao, hốc hác. 

Lồng ruột: Triệu chứng chính của lồng ruột là trẻ bị đau bụng, nôn, đi ngoài ra máu. 

Tắc ruột: Trẻ có bị đau bụng dữ dội do tắc ruột. Triệu chứng gặp khi trẻ bị tắc ruột là trẻ nôn ra thức ăn, bụng chướng, đau bụng.

Đau bụng giun: Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần. Trẻ thường bị đau bụng quanh rốn, đặc biệt xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có trứng giun. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.

Khi bị đau bụng giun trẻ thường bị đau bụng kèm theo mệt mỏi, biếng ăn

Động kinh thể bụng: Trẻ hay kêu đau bụng, nhiều khi đau dữ dội, không theo chu kỳ (lúc đau, lúc không), có khi sốt. Chứng đau đôi khi liên quan đến trạng thái thần kinh. Bệnh thường kéo dài, khó phát hiện. Muốn chẩn đoán chính xác, phải làm một số xét nghiệm, đặc biệt là điện não đồ.

Khi trẻ bị đau bụng nên làm gì?

Khi trẻ bị đau bụng cha mẹ nên để bé nghỉ ngơi. Nên khuyên bé nằm xuống đến khi đỡ đau. Bạn có thể đắp một khăn chườm ấm giúp giảm đau nhanh hơn. Đừng cho con bạn dùng bất cứ thuốc gì để giảm đau bụng nếu chưa tham vấn bác sỹ. Đặc biệt nên tránh thuốc xổ, nhuận tràng hay thuốc giảm đau. 

 Với các trường hợp trẻ khóc thét khi bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy cấp, cha mẹ cần khẩn trương đưa bé đến cơ sở y tế để được kịp thời chữa trị, bởi vì bất cứ sự chủ quan hay chậm trễ nào cũng có khả năng dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Cha mẹ không được tự ý cho trẻ uống thuốc giảm đau khi bị đau bụng

Khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sỹ thì chưa nên dùng bất cứ một loại thuốc gì dù là thuốc Tây hoặc thuốc Nam, bởi vì nếu cho trẻ dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: Tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa…

Khi đã được khám và được chỉ định điều trị của bác sỹ thì nên tuyệt đối tuân thủ. Nên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của trẻ như: Viêm tiết niệu, nhiễm giun…

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ