Trẻ đau bụng mức nào mới phải đi bệnh viện?

Đau bụng ở trẻ em là bệnh gì?

Chỉ nôn ói, đau bụng, mổ ra 40 hạch ung thư dạ dày

Đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì?

5 cách tự nhiên trị đau bụng cho trẻ sơ sinh

Ăn uống thế nào để giảm đau do sỏi mật?

Trên đời này không có bệnh đau bụng, tuy nhiên có rất nhiều bệnh lại biểu hiện bằng những cơn đau bụng. Có khi đó chỉ là bệnh nhẹ, có khi nó lại báo hiệu cơ thể đang mắc những rắc rối nghiệm trọng. Trẻ bị đau bụng có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nếu trẻ đau bụng do cúm, táo bón hay trào ngược dạ dày thực quản thì phụ huynh không nên quá lo lắng, cũng chưa cần đưa trẻ đi bệnh viện vội, vì những bệnh này có thể tự điều trị ở nhà:

Lưu ý một số chứng đau bụng cần phẫu thuật ở trẻ em

Trẻ bị lồng ruột, viêm ruột thừa, viêm ruột hoại tử… cũng có triệu chứng là đau bụng, thậm chí còn đau dữ dội. Đối với những trường hợp này, cha mẹ cần theo dõi để đưa trẻ đến bệnh viện kjp thời vì nếu để lâu, trẻ rất dễ tử vong. 

Lồng ruột cấp tính ở trẻ em còn bú: Thường gặp ở các bé trai bụ bẫm (3 - 7 tháng tuổi) vào thời điểm giao mùa, nhất là lúc trở gió mùa Đông Bắc. Khi bị lồng ruột, trẻ đột nhiên ưỡn người khóc thét, bỏ bú, người tái nhợt, nôn dữ dội và khoảng vài giờ sau đại tiện ra máu, mủ nhầy hoặc như bã trầu. Nếu được đưa đến bệnh viện sớm thì việc bơm hơi tháo lồng sẽ cho kết quả tốt. Sự chậm trễ có thể gây hoại tử ruột, phải mổ cắt ruột và khó khăn trong hồi sức sau mổ.

Viêm ruột thừa cấp tính: Có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trẻ thường không mô tả chính xác cơn đau như thế nào và đau ở đâu, thường chỉ cho biết đau ở vùng rốn (bụng dưới bên phải), kêu mệt mỏi, có sốt nhưng không cao lắm (khoảng trên dưới 38 độ C), buồn nôn hoặc nôn. Nếu không mổ sớm, ruột thừa bị mưng mủ hoặc hoại tử, vỡ ra và gây viêm phúc mạc, có thể dẫn tới tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.

Viêm ruột hoại tử: Thường gặp ở trẻ từ 6 - 16 tuổi. Bệnh thường phát sinh sau khi ăn quá nhiều, ăn thực phẩm sống như lạc sống hay khoai lang sống. Trẻ mắc viêm ruột hoại tử thường bị đau bụng dữ dội, nôn ra mật xanh, mật vàng, có khi nôn ra giun, bụng chướng to và đi đại tiện ra máu, mùi thối khẳn. Trẻ vật vã, mặt nhợt nhạt, hốc hác, đầu chân tay lạnh và thâm tím…

Biến chứng do giun: Viêm ruột thừa do giun đũa có biểu hiện giống như viêm ruột thừa thông thường. Nếu không mổ kịp thời, giun sẽ làm thủng ruột thừa, đi vào ổ bụng gây viêm phúc mạc nặng. Giun cũng có thể gây tai biến tắc ruột, biểu hiện như tắc ruột thông thường nhưng khi khám bụng trẻ, có thể sờ thấy búi giun chặt như bó đũa.

Áp xe gan do giun: Thường gặp ở trẻ 18 tháng đến 3 - 4 tuổi, biểu hiện là sốt kéo dài, thường sốt về chiều, thiếu máu, suy dinh dưỡng, gan to và đau. Thường thì trước đó 2 tuần đến 1 tháng, trẻ ốm liên tục mà khởi đầu là đau bụng, chổng mông, nôn ra giun, đau suốt ngày đêm và khi đau thì bắt đầu sốt cao...

Nếu xác định trẻ bị một trong những bệnh trên, phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Gợi ý một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ nhỏ: PuboKid (hỗ trợ điều trị táo bón, cân bằng hệ vi sinh đường ruột), Bio-acimin Gold (thúc đầy đường ruột khỏe mạnh, giúp giải quyết hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa và kích thích trẻ ăn ngon một cách tự nhiên), Kidsmune Plus (tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấptiêu hóa của cơ thể)...
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ