- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Trẻ có thể bị đau bụng do chứng táo bón
Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?
Những lưu ý để con bạn không bị táo bón
6 nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em
Những đồ ăn cần tránh khi bé bị táo bón
Táo bón là triệu chứng tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ em, trẻ có thể không đi ngoài trong nhiều ngày, đi ngoài khó khăn, đau bụng, buồn nôn, ăn kém, thậm chí xuất hiện máu trong phân.
Trẻ dễ bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Táo bón có thể là cấp tính, hoặc mãn tính – kéo dài trong vài tháng. Nguyên nhân chính gây táo bón là chế độ ăn ít thực phẩm giàu chất xơ.
Chất xơ giúp giúp làm mềm phân, đi ngoài thuận lợi hơn. Mất nước và lượng chất lỏng nạp vào ít cũng có thể dẫn đến chứng táo bón.
Một số căn bệnh nhất định như suy giáp và bệnh Parkinson cũng có thể làm chậm quá trình đào thải phân ra khỏi đường ruột. Các loại thuốc kháng histamin và thuốc kháng acid cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón.
Triệu chứng đau bụng do táo bón có thể xuất hiện ở vùng bên trái, phía dưới của bụng – vị trí của trực tràng. Ở trẻ em, cơn đau do táo bón nghiêm trọng hơn và có thể bị nhầm với cơn đau do viêm ruột thừa hoặc tắc ruột. Các triệu chứng táo bón khác là buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, khó đi ngoài…
Để điều trị táo bón ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng lượng chất lỏng và các loại thực phẩm giàu chất xơ. Việc sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân cũng có thể được áp dụng để trị táo bón. Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngoài, khuyến khích trẻ vận động để tránh xa táo bón.
Hoài Thương H+ (Theo Livestrong.com)
Bình luận của bạn