Giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn trong những ngày Tết dễ khiến trẻ bị suy giảm sức đề kháng.
Trẻ bị sổ mũi trong mùa lạnh, phải làm sao để cải thiện?
Dấu hiệu trẻ viêm họng cấp và những lưu ý khi chăm sóc
Cách tăng đề kháng cho trẻ ngày rét đậm, rét hại
Thời tiết Tết Dương lịch năm 2023 trên cả nước thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ốm dịp Tết
1. Thay đổi giờ giấc sinh hoạt
Lịch sinh hoạt của cả gia đình bị xáo trộn mỗi dịp Tết đến. Trẻ thức khuya hơn, không ngủ đủ giấc khiến sức đề kháng nói chung và sức đề kháng hô hấp nói riêng bị suy giảm, dễ ốm vặt.
2. Di chuyển nhiều, say tàu xe
Trẻ theo bố mẹ về quê ăn Tết phải di chuyển bằng ô tô, tàu hoả hay máy bay đường dài nên trẻ thường rất mệt mỏi, quấy khóc. Sau chuyến đi, nhiều trẻ có thể bị ốm do sức đề kháng giảm sút, bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với môi trường đông người.
3. Môi trường đông đúc
Ngày Tết, trẻ không tránh khỏi việc tụ tập ở những nơi đông người làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi,...
4. Dinh dưỡng không đảm bảo
Chế độ ăn uống của các bé vào ngày Tết thường không cân bằng, nhiều tinh bột, chất đạm, chất béo nhưng thiếu vitamin, chất xơ và các khoáng chất có trong rau củ quả. Chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng như vậy dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy bụng,…), suy giảm sức đề kháng.
5. Hệ miễn dịch còn non nớt
Khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ rất nhạy cảm với vi khuẩn, virus, khói bụi... Các tác nhân này dễ dàng "luồn lách" qua cửa ngõ hô hấp và xâm nhập vào cơ thể để gây các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản,...
6. Thời tiết thay đổi thất thường
Ở miền Bắc, vào dịp Tết, thời tiết thường thay đổi thất thường với những đợt lạnh sâu, do đó việc bé ra ngoài trời nhiều vào buổi sáng hoặc ban đêm sẽ dễ khiến trẻ có có nguy cơ cao bị nhiễm lạnh đường hô hấp.
Tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh cho trẻ trong dịp Tết
Dưới đây là một vài biện pháp mà các các bậc phụ huynh có thể tham khảo để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ:
1. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ
Một số bệnh dịch đã có vaccine phòng ngừa như thủy đậu, cúm, sởi - quai bị - rubella, cha mẹ nên tiêm phòng cho trẻ theo đúng độ tuổi và thời gian quy định.
2. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thường xuyên
Bố mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và mỗi khi đi chơi ở ngoài về nhà.
3. Giữ ấm cơ thể cho trẻ
Khi cho trẻ ra ngoài trời hoặc khi đi tàu xe, bố mẹ phải trang bị mũ, khăn, găng tay và khẩu trang cho trẻ. Nên chọn cho trẻ những chiếc áo khoác, mũ không thấm nước. Nếu trẻ bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho trẻ thật nhanh. Bao khăn ấm cho trẻ sau đó cho trẻ uống một thức uống ấm nếu vừa bị lạnh và bị ướt.
Trường hợp trẻ chạy nhảy, vui chơi làm ướt áo bởi mồ hôi ra nhiều, bố mẹ cũng cần lau khô người và thay quần áo cho trẻ ngay, tránh để mồ hôi thấm ngược lại cơ thể trẻ, dẫn tới dễ bị cảm lạnh.
4. Đảm bảo chế độ ăn ngủ hợp lý cho trẻ
Dù cuối năm bận rộn với rất nhiều công việc nhưng cha mẹ cần dành thời gian để lên lịch hợp lý để duy trì sự ổn định trong ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Khi trẻ được ăn uống đầy đủ, đúng bữa, ngủ đúng giờ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt.
Bình luận của bạn