Cách tăng đề kháng cho trẻ ngày rét đậm, rét hại

Sức đề kháng tốt giúp trẻ phòng các bệnh viêm đường hô hấp trong mùa Đông

8 loại rau mùa Đông giúp trẻ tăng miễn dịch và cải thiện tiêu hóa

Cách đơn giản để tránh thiếu vitamin D trong mùa Đông

Thói quen giúp trẻ có đôi mắt khỏe mạnh

Lưu ý chăm sóc trẻ nhỏ khi nhiệt độ chênh lệch

Vì sao phải tăng đề kháng cho trẻ vào mùa Đông?

Sức đề kháng là “hàng rào bảo vệ” giúp cơ thể trẻ chống chọi lại các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài như các loại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Sức đề kháng tốt sẽ giúp trẻ phòng nguy cơ cảm cúm, cảm lạnh cũng như các bệnh đường tiêu hóa khác.

Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ chìm trong rét đậm diện rộng và kéo dài là điều kiện để các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Ngoài ra, sự chênh lệch nhiều về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm khiến cơ thể trẻ không thể thích nghi ngay lập tức. Điều này khiến hệ miễn dịch không hoạt động tốt, kéo theo sức đề kháng suy giảm nên nhiều trẻ hay bị ốm và mắc các bệnh về hô hấp trong mùa Đông như viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, xoang...) đến viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản và phổi, viêm màng phổi...).

ThS.BS Vũ Văn Thành (Trưởng khoa Bệnh phổi mãn tính, Bệnh viện Phổi Trung ương) cho biết: Hàng ngày, chúng ta phải hít thở không khí, vì vậy những thay đổi về môi trường đều trực tiếp ảnh hưởng tới tình trạng của phổi. Đối với những người bệnh có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi rất dễ bị tổn thương trong thời tiết hiện nay.

Cách tăng đề kháng cho trẻ trong thời tiết rét đậm, rét hại

Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cũng là cách giúp trẻ tăng cường miễn dịch trong mùa Đông

Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cũng là cách giúp trẻ tăng cường miễn dịch trong mùa Đông

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, phòng bệnh là quan trọng nhất giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trong điều kiện thời tiết rét đậm kéo dài. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần chú ý một số hướng dẫn sau:

Giữ ấm cho trẻ

Phụ huynh cần lưu ý mặc ấm cho trẻ, nhất là vào ban đêm và khi ra ngoài trời lạnh, nên đeo khẩu trang để vừa giữ ấm hơi thở vừa phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đồng thời giữ ấm mũi, cổ và chân cho bé. Khi trẻ chơi đùa ra mồ hôi, cần lau mồ hôi, vì nếu không trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi…

Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý việc không ủ ấm quá mức khiến trẻ bị mồ hôi, ngấm ngược vào người, dễ bị nhiễm lạnh, gây viêm phổi. Việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm trên da khiến trẻ bứt rứt, khó chịu.

Lưu ý tới nhiệt độ trong nhà

Nên giữ nhiệt độ trong nhà của bạn trong khoảng từ 24-26 độ C. Nếu bạn sử dụng thiết bị sưởi ấm, không khí trong phòng có thể sẽ trở nên khô. Do đó, hãy lắp đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để độ ẩm được duy trì ở mức tối ưu. Không nên sử dụng than đá, than củi để sưởi ấm cho trẻ, vì khí than tỏa ra không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ tăng đề kháng để phòng các bệnh mùa Đông. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thịt chế biến, đồ chiên, nước giải khát, đồ nướng, kẹo… bởi chúng có thể làm giảm khả năng miễn dịch.

Ngoài ra, trời lạnh cha mẹ thường có thói quen giữ trẻ trong nhà kín gió, không cho ra ngoài. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến trẻ thiếu vitamin D, giảm sức đề kháng, dễ lây các bệnh truyền nhiễm. Vì thế, trẻ nên ăn thêm bơ, quả hạch, hạt, các sản phẩm từ sữa nguyên kem và trứng để tăng cường hấp thu vitamin D cho cơ thể.

Bên cạnh rau và trái cây tươi, một số loại thảo mộc, gia vị trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp trẻ tăng cường miễn dịch như hành tây, tỏi, gừng, hạt tiêu đen, ớt, cà ri và nghệ để nấu ăn cho con. Ngoài ra, cho trẻ bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn (men vi sinh) giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa, bởi có đến 80% hệ miễn dịch cơ thể được quyết định bởi hệ tiêu hóa.

Uống nhiều nước

Trẻ có thể lười uống nước vào mùa Đông. Tuy nhiên, nước đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất bạch huyết giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ. Cha mẹ nên dạy trẻ thói quen uống nước mỗi ngày, tăng cường các món ăn loãng, Nếu có thể, mẹ nên thêm một vài lát chanh hoặc cam vào nước uống hàng ngày cho con.

Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh

Khi trẻ bị ho kéo dài, cần đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ can thiệp, không nên tự điều trị tại nhà. Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng kháng sinh bừa bãi, không đúng thuốc, không đủ liều còn khiến trẻ dễ kháng kháng sinh, bệnh nhẹ cũng khó khỏi. Đối với trường hợp trẻ có bệnh lý nền, cần quản lý bệnh thật tốt theo bác sĩ chuyên khoa.

Tiêm ngừa đúng lịch

Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp lúc giao mùa như: Cúm, rubella, viêm phổi do phế cầu, sởi, ho gà… để được bảo vệ một cách tối đa.

 
 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ