Những điều cha mẹ có con bị động kinh nhất định phải biết

Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khi đang lên cơn co giật

7 quan điểm sai lầm về bệnh động kinh

Bệnh động kinh có thể chữa khỏi bằng những phương pháp này

Trẻ bị động kinh cần điều trị trong thời gian bao lâu?

Phát hiện trẻ lên cơn co giật cha mẹ cần làm gì?

Cách xử trí khi trẻ phát bệnh

Những lần phát bệnh, trẻ thường co giật toàn thân hoặc một bộ phận tùy theo dạng bệnh mà bé mắc. Kèm theo đó là chân tay co cứng, miệng méo, răng nghiến chặt. Cha mẹ cần đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng bên phải để phòng trẻ bị nôn, chất nôn chảy ngược vào gây sặc. Tư thế này cũng giúp cha mẹ dễ dàng móc chất nôn, nước bọt ra khỏi miệng bệnh nhân. Lưu ý không giữ chặt khi trẻ đang co giật.

Nếu đang ăn mà trẻ lên cơn thì mẹ cần móc hết thức ăn trong miệng ra tránh để thức ăn kẹt trong cổ họng, gây khó khăn cho việc hít thở. Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khi đang phát bệnh.

Nếu cơn co giật của trẻ kéo dài trên 5 phút thì hãy đưa trẻ tới gặp bác sỹ

Tiếp theo, mẹ nên nới lỏng quần áo, khăn quàng, thắt lưng để cổ tay và cơ thể trẻ được thông thoáng. Mẹ hãy theo dõi xem các cơn co giật có gì bất thường không, thời gian kéo dài bao lâu, tần xuất phát bệnh như thế nào,… để biết rõ tình trạng tiến triển của bệnh. Nếu thời gian co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc tần suất tăng đột biến thì cần cho trẻ đi khám bác sỹ.

Quan sát trẻ co giật như thế nào, bắt đầu từ lúc nào, rung giật cơ nào... để mô tả cho bác sỹ điều trị. Gia đình mô tả càng kỹ, bác sỹ càng dễ phân loại bệnh và chọn thuốc thích hợp.

Sau khi co giật, trẻ bắt đầu rơi vào trạng thái hôn mê, lúc tỉnh lại sẽ không nhớ gì nên mẹ cần an ủi và động viên trẻ, hãy coi đó là chuyện bình thường để trẻ không cảm thấy mặc cảm vì bị bệnh. 

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

Để hạn chế các cơn co giật do động kinh, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc thường xuyên, theo đúng liều lượng, chỉ dẫn của bác sỹ. Không bỏ thuốc giữa chừng vì bỏ thuốc giữa chừng sẽ khiến bệnh động kinh trở nặng và gây khó khăn trong những lần điều trị sau.

- Mẹ hãy luôn quan tâm, động viên, không mắng mỏ hay đem chuyện trẻ bị bệnh ra dọa nạt hoặc kể cho người khác. Luôn để trẻ giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái, vui vẻ là điều rất tốt trong quá trình điều trị bệnh. Không nên kể về bệnh tật của trẻ cho người khác nghe trước mặt trẻ vì điều đó sẽ tạo ấn tượng có bệnh, mặc cảm tự ti. Nó có thể khiến trẻ mặc cảm so với bạn bè cùng lứa, trở thành đối tượng bị trêu chọc. 

Cha mẹ không tự ý cho trẻ dừng thuốc chống động kinh

- Bệnh động kinh thường khởi phát đột ngột nên cha mẹ cần hạn chế tối đa các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn cho trẻ như đuối nước, tai nạn xe, ngã... Mẹ hãy luôn giám sát trẻ, không cho trẻ chơi ở những nơi nguy hiểm như gần hồ nước, trên cầu thang, trèo cây, ngoài đường,… 

- Đảm bảo ăn uống và sinh hoạt điều độ: Bên cạnh việc tạo tâm lý thoải mái thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng để hạn chế các cơn động kinh tái phát. Bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, các thức ăn lành tính, hạn chế các chất kích thích như cay, nóng, đồ uống có men. Ngoài ra, trẻ cần được hướng dẫn đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và  duy trì những bài tập có động tác nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày, tránh tập những động tác gây mất nhiều sức và mệt mỏi.

- Sử dụng thuốc và sản phẩm hỗ trợ: Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, bệnh động kinh có thể giảm được cơn co giật và có khả năng khỏi tương đối cao. Điều quan trọng trong điều trị là cần uống thuốc chống động kinh thường xuyên, đúng liều. Trẻ cũng nên được dùng các sản phẩm có tác dụng bảo vệ não, ổn định điện thế tế bào não, ức chế sự hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh cũng như giúp hồi phục tổn thương sau mỗi lần lên cơn động kinh.

Thanh Tú H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh