Nám da - nỗi ám ảnh dai dẳng nhưng hoàn toàn có thể xóa nhòa

Nám da khiến làn da sạm đen, tối màu, già nua hơn

Để da mịn màng và tươi trẻ hơn chưa bao giờ đơn giản như thế!

Vấn nạn làn da khiến phụ nữ 30 điên đầu

Spa tại nhà với mặt nạ thiên nhiên cho làn da trắng hồng

Trị nám và tàn nhang bằng vỏ măng cụt

Nám da là gì?

Nám da là những nốt màu nâu, hoặc xanh xám nổi bật trên làn da. Nám da thường xuất hiện trên gò má, môi trên, trán, cằm. Nám da thường gặp ở phụ nữ 20 – 50 tuổi, không phổ biến ở nam giới.

Nguyên nhân gây nám da

Nguyên nhân chính xác gây ra nám ra vẫn chưa được biết đến. Nhưng các chuyên gia da liễu tin rằng, những mảng nám có thể bị gây ra bởi các yếu tố như ánh nắng mặt trời, di truyền, chủng tộc, thuốc chống động kinh và các loại thuốc khác làm cho da dễ bị biến đổi sắc tố khi tiếp xúc với tia cực tím (UV). Ảnh hưởng của nội tiết tố như việc dùng thuốc tránh thai hay những thay đổi nội tiết trong cơ thể cũng là nguyên nhân quan trọng gây nám da.

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể (estrogen, progesterone gây ức chế melanocyte (MSH), làm tăng sinh melanin quá mức gây nám. Chính vì thế, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là những đối tượng hay bị nám nhất.

Ngoài ra, các sản phẩm hoặc phương pháp trị liệu gây kích ứng da có thể gây gia tăng sản xuất melanin và khiến tình trạng nám trở nên tồi tệ hơn.

Rối loạn hormone là nguyên nhân gây nám da

Điều trị nám da thế nào?

Với một số người, những vết nám da có thể sẽ biến mất sau khi đã sinh con hoặc sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormone thay thế (HRT). Tuy nhiên, ở đa số phụ nữ, điều trị nám da là một quá trình gian nan.  

Các phương pháp điều trị nám da thường thấy là sử dụng mặt nạ hóa học (hóa học tẩy da chết), Microdermabrasion (phương pháp điều trị thẩm mỹ, phun tinh thể tẩy tế bào chết để loại bỏ tế bào biểu bì da), điều trị laser. Những phương pháp điều trị này có thể có ích trong một số trường hợp.

Tuy nhiên, cần lưu ý là, dù áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng cần được bác sỹ da liễu thăm khám và chỉ định. Nếu điều trị sai cách, tế bào da có thể bị mài mòn, tình trạng nám thêm trầm trọng.

Ngoài các phương pháp trên, để xóa mờ vết nám mà không gây hại cho da, chị em có thể sử dụng mỹ phẩm chứa Tranexamic acid, stearyl glycyrrhetinate cùng các thảo dược như dịch chiết lá Lô hội, dịch chiết rễ Mẫu đơn, dịch chiết Hổ nhĩ thảo, chiết xuất Vi tảo, dịch chiết rễ Sắn dây… Những thành phần này giúp dưỡng ẩm, tái tạo collagen và elastin, ngăn ngừa lão hóa da, giúp làm mờ vết thâm, nám, sạm da và tàn nhang…

Ngoài ra, chị em cũng nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày, khi đi ra ngoài cần che chắn, sử dụng mũ rộng vành… tránh ánh nắng Mặt trời chiếu trực tiếp trên da.

Anh Nguyễn H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp