Chị em có đặc điểm nào dễ mắc lạc nội mạc tử cung?
SUCKHOE+ | Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa mạn tính, gây đau đớn và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của phụ nữ. Trước tình trạng số ca mắc ngày càng gia tăng, chị em có nguy cơ nào cần đề phòng lạc nội mạc tử cung?
Thống kê cho thấy, cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 1 người được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Thế nhưng, phải mất từ 3 - 11 năm mới phát hiện ra bệnh, bởi các triệu chứng thường không rõ rệt trong giai đoạn đầu.
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô giống niêm mạc tử cung đi lạc, phát triển ở bên ngoài tử cung. Hậu quả là chị em bị đau vùng chậu nghiêm trọng, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung có thể gây rong kinh, đau khi quan hệ, mệt mỏi, đau khi đại tiện, chướng bụng, thậm chí vô sinh. Với sức khỏe tinh thần, căn bệnh này cũng gây ra trầm cảm, lo âu, khiến tâm trạng lên xuống thất thường.
Bệnh lạc nội mạc tử cung thường gây đau bụng hoặc đau lưng theo chu kỳ kinh
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện ra nguyên nhân chính xác dẫn đến lạc nội mạc tử cung. Dù vậy, một vài yếu tố sau đây thường gặp hơn cả ở bệnh nhân mắc lạc nội mạc tử cung:
Độ tuổi: Lạc nội mạc tử cung thường được chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40. Tuy nhiên, hiện căn bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở thanh thiếu niên.
Tiền sử gia đình: Có mẹ, chị em gái mắc lạc nội mạc tử cung làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa này.
Sức khỏe sinh sản: Chị em có kinh sớm, chu kỳ kinh ngắn hoặc quá dài sẽ có nguy cơ cao hơn. Phụ nữ chưa mang thai cũng dễ mắc lạc nội mạc tử cung hơn. Thông thường, triệu chứng bệnh cũng thường giảm bớt trong thai kỳ.
Các vấn đề về giải phẫu: Chị em bẩm sinh có các bất thường về giải phẫu hoặc các bệnh ảnh hưởng đến hệ cơ quan sinh sản dễ gặp tình trạng niêm mạc tử cung đi lạc.
Làm sao để cải thiện triệu chứng lạc nội mạc tử cung, điều hòa khí huyết?
Bạn không thể ngăn ngừa lạc nội mạc tử cung tìm đến mình. Thế nhưng, bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, ổn định nồng độ estrogen trong cơ thể. Một vài biện pháp đơn giản mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
Béo phì làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, làm tăng nặng triệu chứng lạc nội mạc tử cung.
Chế độ ăn lành mạnh
Chế độ ăn giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và acid béo omega-3 đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe sinh sản.
Vận động thường xuyên
Không chỉ giúp giữ cân nặng khỏe mạnh, thói quen tập thể dục cũng giúp chị em kiểm soát estrogen, từ đó ngăn chặn lạc nội mạc tử cung phát triển.
Sử dụng sản phẩm thảo dược kết hợp acid amin N-Acetyl L-Cysteine
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung, sử dụng các sản phẩm thảo dược cũng là giải pháp được nhiều chị em tin dùng do tính an toàn và hiệu quả. Nổi bật là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược với các thành phần bao gồm nga truật, đan sâm, đương quy, hương phụ, sài hồ bắc được bào chế bằng công nghệ lượng tử.
Kết hợp với đó là acid amin N-Acetyl L-Cysteine đã được chứng minh có khả năng cân bằng nội tiết tố, kích thích sản sinh glutathione - chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và những rối loạn kinh nguyệt khác.
Trang Vũ
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX: Hỗ trợ lưu thông khí huyết
Cách dùng: Ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 viên. Nên sử dụng liên tục một đợt từ 1-3 tháng.
Chi tiết liên hệ: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169
XNQC: 01303/2019/ATTP- XNQC
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn