Trẻ vị thành niên cần được chăm sóc về tinh thần

Sức khỏe tâm thần là khó khăn nhiều sinh viên, trẻ vị thành niên gặp phải sau đại dịch COVID-19

Tâm bệnh ở người cao tuổi

Làm sao tránh trầm cảm sau đại dịch?

Trầm cảm ẩn – Dấu hiệu và cách cải thiện

Làm thế nào để vượt qua trầm cảm?

Sau đại dịch, gia tăng nhiều vấn đề tâm lý

Một khảo sát của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trên 604 sinh viên trên địa bàn thành phố cho thấy, có tới 42,2% số sinh viên được khảo sát có nguy cơ trầm cảm nặng, nguy cơ trung bình 33,2%. Trong đó, biểu hiện trầm cảm có mức độ xuất hiện 7-12 ngày. Biểu hiện cao nhất là “ít hứng thú hoặc không có niềm vui thích làm việc gì” và “khó tập trung vào một việc gì đó, như đọc sách, đọc báo, xem tivi”. Kế đến là các biểu hiện như cảm thấy chán nản, kiệt sức, chán nản hay tuyệt vọng hoặc khó ngủ, ngủ không sâu hoặc ngủ quá nhiều...

Về thực trạng lo âu, có đến 41% sinh viên được khảo sát có mức độ lo âu nặng, 39% lo âu trung bình. 

Hội thảo khoa học “Chăm sóc sức khỏe tinh thần” có sự tham dự của nhiều chuyên gia đầu ngành - Ảnh: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Hội thảo khoa học “Chăm sóc sức khỏe tinh thần” có sự tham dự của nhiều chuyên gia đầu ngành - Ảnh: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Cũng liên quan sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên, ThS Mai Mỹ Hạnh - Phó trưởng Khoa Tâm lý học - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết, theo kết quả khảo sát trên 3.400 trẻ vị thành niên ở các đô thị phía Nam Việt Nam, có khoảng 37% trẻ có nguy cơ tự huỷ hoại bản thân. Kết quả nghiên cứu sâu hơn cho thấy có hơn 200 em cố ý tự thực hiện hành vi gây hại, gây tổn thương, thương tích chính mình.

Nhóm nghiên cứu của nghiên cứu sinh Giang Thiên Vũ, khoa Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng cho thấy trong số 400 trẻ vị thành niên được khảo sát, có đến 8 trẻ có chỉ số ý định tự sát ở nguy cơ cao. 3 trong số đó có học lực giỏi, hoàn cảnh gia đình đa dạng.

Xu hướng đáng báo động sau đại dịch, cần giải pháp toàn diện

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm đầu tiên của dịch COVID-19, tỷ lệ rối loạn lo âu và trầm cảm tăng lên khoảng 25% so với cùng thời kỳ trước khi có đại dịch. Những vấn đề rối loạn liên quan đến stress cũng tăng cao, khi toàn xã hội lo sợ nguy cơ nhiễm COVID-19.

Riêng với trẻ vị thành niên, đây là lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, dễ bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Cũng theo ThS Mai Thị Mỹ Hạnh, một nguyên nhân còn đến từ mô hình phòng ngừa các vấn đề tâm lý chưa được quan tâm. Nhiều nhóm nghiên cứu cho rằng, cần có những giải pháp nâng cao nhận thức, phòng ngừa cho phụ huynh, học sinh và lực lượng làm công tác giáo dục. Đặc biệt là vai trò quan trọng của cán bộ tâm lý chuyên trách trong mỗi trường học.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã đóng góp ý kiến, nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân thành phố. PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp - Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nhận định thách thức lớn nhất là thiếu hụt nhân lực có chuyên môn, nhất là thời điểm sau dịch COVID-19. Thách thức cũng đến từ nhận thức của người dân về các vấn đề sức khỏe tâm thần còn hạn chế, sự phối hợp giữa các ban ngành chưa chặt chẽ…

Từ đó, PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp đưa ra một số giải pháp như xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng; Thí điểm đường dây nóng sức khỏe tâm thần miễn phí cho thân chủ và gia đình; Tập trung truyền thông; xây dựng nguồn nhân lực…

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh